Thực hành về hàm ý - Gợi ý...

Thực hành về hàm ý - Gợi ý trả lời thực hành về hàm ý

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1. Đọc đoạn trích (1) và phân tích theo các câu hỏi

a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì:

(1) Lời đáp đó thiếu thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

(2) Lời đáp đó thừa thông tin gì cần thiết đối với yêu cầu của câu hỏi?

(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý gì và thể hiện sự khôn khéo như thế nào?

b)Từ sự phân tích trên ,hãy nhớ lại kiến thức đã học ở Trung học cơ sở :Thế nào là hàm ý?Căn cứ vào phương châm hội thoại đã được học ở Trung học cơ sở ,thì ở đoạn trích trên ,A Phủ đã chủ ý vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) khi giao tiếp như thế nào?

a) Nếu căn cứ vào lời đáp của A Phủ đối với câu hỏi của Pá Tra thì

1,Đối với yêu cầu của câu hỏi, lời đáp đó thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.

2,Lời đáp đó so với yêu cầu của câu hỏi thì thừa thông tin về việc “lấy súng đi bắn con hổ”.

3,Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận bò bị mất, bị hổ ăn thịt, công nhận mình có lỗi nhưng A Phủ khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội, hơn thế nữa còn hé mở hi vọng con hổ lớn có giá trị nhiều hơn nhiều con bò bị mất.

b)Khái niệm: Hàm ý là những nội dung, ý nghĩ mà người nói không nói ra trực tiếp bằng từ ngữ, tuy vẫn có ý định truyền báo đến người nghe, còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh của câu và tình huống giao tiếp để suy ra thì mới hiểu đúng, hiểu hết ý của người nói.

Trong đoạn trích trên, A Phủ đã vi phạm phương châm về lượng (lượng tin) trong giao tiếp: A Phủ đã đưa thêm những thông tin không được người hỏi yêu cầu. Chính sự vi phạm này đã làm xuất hiện hàm ý (xin tha tội và cho được lập công chuộc tội).

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây

a,Câu nói của bá Kiến :Tôi không phải là cái kho" có hàm ý gì?Cách nói như thế có đảm bảo phương châm cách thức (cần nói rõ ràng mạch lạc)không?

b,Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó thực hiện hành động nói gì ? Chúng có hàm ý như thế nào?

c) Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình. Chi Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được tường minh hóa (được nói rõ)ở lượt lời nào ? Cách nói ở hai lượt lời của Chí Phèo không không đảm bảo phương châm về lượng và phương châm cách thức như thế nào ?

a,,Câu nói của bá Kiến "Tôi không phải là cái kho” có hàm ý là tôi không có nhiều tiền để lúc nào cũng có thể cho người khác (cho Chí Phèo). Thông qua biểu tượng “cái kho” biểu tượng của người nhiều tiền lắm của. Cách nói trên vi phạm phương châm cách thức: không nói rõ ràng, mạch lạc mà thông qua hình ảnh, biểu tượng cái kho để ám chỉ đến tiền của.

b,Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của bá Kiến có những câu dạng câu hỏi. Những câu đó không nhằm mục đích hỏi, hành động hỏi mà nhằm:

- Hô gọi, hướng lời nói đến người nghe;

- Thúc giục Chí Phèo tự làm mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền

Đây cũng là dùng hành động nói gián tiếp, tạo hàm ý.

c,Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của mình Chí Phèo đều không nói hết ý. Phần hàm ý còn lại được nói rõ ở lượt lời thứ ba của y (Tao muốn làm người lương thiện).

Như vậy, cách nói ở hai lượt đầu không đảm bảo phương châm về lượng và cả phương châm cách thức

Câu 3. Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới

a,Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi thực chất là thực hiện hành động nói gì (ngăn cản ,khuyên ,đề nghị,khen,...)?Ở lượt lời đó ,bà đồ tỏ ý "khen tài văn chương "của ông đồ hay thực chất đánh giá như thế nào về văn chương của ông ?

b,Vì sao bà đồ không nói thẳng ý mình má chọn cách nói như trong truyện ?

a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức câu hỏi nhưng thực chất là thực hiện hành động khuyên khá thực dụng. Bà khuyên ông đồ nên viết bằng giấy khổ to. Qua lượt lời thứ hai của bà đồ thì ta hiểu thực chất, ở lượt lời thứ nhất, bà có hàm ý không tin tưởng hoàn toàn vào tài văn chương của ông, ông viết có thể không dùng được phải loại bỏ vì văn kim, chứ không phải như điều đấc ý của ông đồ là ý văn dồi dào.

b) Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói hàm ý như trong truyện vì bà còn nể trọng ông đồ, muốn giữ thể diện ông và cũng muốn không chịu trách nhiệm về hàm ý của câu nói.

Câu 4. Qua những phần trên, anh chị hãy xác định: để nói một câu có hàm ý, người ta thường dùng những cách thức nói như thế nào? Chọn phương án trả lời thích hợp

Qua các bài tập trên có thể xác định:

Để nói một câu có hàm ý, tùy ngữ cảnh mà người ta sử dụng một hay hai phối hợp một vài cách thức với nhau (chọn câu trả lời D).

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP