5 0 điểm Tây Tiến đoàn binh...

(5.0 điểm) Tây Tiến đoàn b...

0
(5.0 điểm) Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh, Áo bào thay chiếu anh về đất, Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 69-70) Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền.

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0
Hướng dẫn giải câu này:
Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ. Từ đó, liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền. 5.0 a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 0.25 b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ được trích dẫn; liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy; nhận xét về vẻ đẹp của con người Việt Nam. 0.5 c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: 3.5 1.Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ: - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Đặc điểm hồn thơ: phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn, tài hoa. - Tây Tiến tiêu biểu cho đời thơ, cho phong cách thơ Quang Dũng; một trong số tác phẩm thành công nhất viết về người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết vào cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh. Cảm hứng thơ bắt nguồn từ nỗi nhớ da diết về đơn vị cũ (Tây Tiến) - Đoạn thơ thứ 3 tập trung khắc hoa hình tượng người lính Tây Tiến. 0.5
2. Cảm nhận về đoạn thơ: 2.1. Cảm nhận chung: Đoạn thơ tập trung khắc tạc bức tượng đài nghệ thuật về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng một vẻ đẹp mang đặc trưng riêng của người lính trong thơ Quang Dũng. Tác giả không miêu tả một gương mặt cụ thể mà khái quát chân dung cả một đoàn binh. 2.2. Cảm nhận cụ thể: - Dáng vẻ, ngoại hình: kì dị, độc đáo, khác thường (kết hợp bút pháp hiện thực với lãng mạn để khắc họa: thủ pháp tương phản, ẩn dụ, lối nói tếu táo, trẻ trung đậm chất lính...). Nhà thơ không hề né tránh hiện thực chiến đấu gian khổ của đoàn binh nhưng đã lãng mạn hóa hiện thực. Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ốm mà không yếu, tiều tụy nhưng vẫn toát lên khí chất hùng dũng, oai phong lẫm liệt. - Thế giới nội tâm: sử dụng bút pháp tương phản trong ngôn ngữ và hình ảnh thơ... làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến: Những anh hùng mạnh mẽ, dữ dội trong giấc mộng diệt thù, lập công cũng là những chàng trai với tâm hồn lãng mạn, đầy mộng mơ trong nỗi nhớ về Hà Nội, về một dáng kiều thơm. - Sự hy sinh cao cả, bi tráng: Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn khi nói về sự hy sinh của những chiến binh Tây Tiến khiến cho hình ảnh thơ bi mà không hề lụy, bi mà vẫn hùng tráng: + Hiện thực khốc liệt: không ít người đã nằm xuống nơi biên cương (Rải rác ... xứ; Áo bào ... về đất) nhưng nhờ việc sử dụng những từ Hán Việt cổ kính, trang trọng; cách nói giảm, nói tránh; biện pháp nhân hóa (Sông Mã gầm lên...) khiến đoạn thơ mang âm hưởng bi tráng. + Đồng thời, vẻ đẹp của lý tưởng sống cao cả: sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước khiến cho cảm giác bi thương mờ đi nhường chỗ cho cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca, tôn vinh những người lính Tây Tiến anh hùng. → Viết về sự hy sinh mà Quang Dũng vẫn đem đến vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng và sang trọng cho những người lính Tây Tiến. 2.3. Đánh giá: - Âm hưởng cổ kính, trang trọng; hình ảnh thơ vừa lãng mạn vừa hùng tráng; những biện pháp nói giảm, nói tránh, nhân hóa; ngôn ngữ đậm chất họa, chất nhạc, chất thơ... đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng 3. Liên hệ với hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy của Tố Hữu: - Khi được ánh sáng của Đảng chiếu rọi, người chiến sĩ cách mạng say mê, hân hoan, vui sướng. - Tự nguyện đứng vào hàng ngũ của những người lao khổ, đoàn kết, đấu tranh giành quyền độc lập, tự do cho dân tộc. 4. Nhận xét về vẻ đep của con người Việt Nam - Tương đồng: Cả 2 bài thơ đều thể hiện lẽ sống cao đẹp của con người VN trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền: sẵn sàng, tự nguyện dâng hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. - Khác biệt: + Từ ấy: Lẽ sống cao đẹp của cái tôi trữ tình nhà thơ - người thanh niên yêu nước: tự nguyện đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản, tranh đấu giảnh độc lập, tự do cho dân tộc. + Tây Tiến: Lẽ sống cao đẹp của cả một thế hệ, một thời đại: Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP