Đọc Tiểu Thanh Kí - Nguyễn Du -...

Đọc Tiểu Thanh Kí - Nguyễn Du - Soạn bài Đọc "Tiểu thanh kí" - Soạn v...

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

1. Theo anh (chị),vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận nàng Tiểu Thanh.

Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc có nhan sắc lại có tài văn chương nghệ thuật. Làm vợ lẽ một nhà quyền quý, thân phận cô cay đắng, hẩm hiu. Những sáng tác của cô bị vợ cả đốt bỏ. Thương xót cho số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương xót cho số phận của những người phụ nữ tài sặc vẹn toàn nhưng bất hạnh. Nhà thơ suy ngẫm về định mệnh nghiệt ngã của những người có tài văn chương nghệ thuật. Bởi vậy, Nguyễn Du không chỉ khóc cho Tiểu Thanh, cho Thúy Kiều mà còn khóc cho chính bản thân mình.

2. Câu "Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi" có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn” nghĩa là “Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được”. Mối hận cổ kim là gì? Đó chính là môi hận của người xưa và người nay, những ngựời tài hoa mệnh bạc. Người xưa có 1 thể là Tiểu Thanh, là Đạm Tiên, là Thúy Kiều... và bao nhiêu người khác nữa cũng tài hoa mệnh bạc như họ. Người nay có thể là những cô gái hồng nhan bạc mệnh đang sống cùng thời văn Nguyễn Du, cũng có thể là những con người, những nhà thơ tài hoa văn chương nghệ thuật như Nguyễn Du nhưng bất hạnh long đong, lận đận trong cuộc đời. Theo Nguyễn Du “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen là một thông lệ, hơn thế nữa, là một định lệ khắc nghiệt. Chính vì thế mà nhà thơ viết: "Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”. Trời xanh luôn luôn bất công với những con người vẹn toàn tài sắc, các bậc tài tử tài hoa văn chương nghệ thuật. Nguyễn Du coi mình là người cùng hội cùng thuyền với trang tài sắc Tiểu Thanh nên viết câu thơ tiếp đó: “Phong vận kì oan ngã tự cư" nghĩa là: “Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”. Đúng là một sự đồng điệu của những người cùng cảnh ngộ. Nỗi hờn kim cổ, nổi oan khổ của Tiểu Thanh, nỗi đau đời của Nguyễn Du đều “không thể hỏi trời được” bởi lẽ câu hỏi đó không có lời giải đáp. Lời oán trách trời xanh nỡ vô tình như thế với những tài hoa văn chương nghệ thuật đâu chỉ với Tiểu Thanh, trưđc Nguyễn Du hàng trăm năm mà với cả với Đỗ Phủ trước ông cả ngàn năm. Trong bài thơ Lỗi Dương Đổ Thiếu Lăng mộ, Nguyễn Du viết:

“Nhất cùng chí thử khởi công thi”

3. Nguyễn Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài năng văn chương mà bất hạnh. Điều đó nói gì về tấm lòng nhà thơ.

Đâu chỉ một lần Nguyền Du thương xót và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh. Nhà thơ đả nêu lên vấn đề về quyền sống của những người nghệ sĩ, văn nghệ sĩ. Nàng Tiểu Thanh ở đây chàng hạn, có tài văn chương làm thơ giỏi nhưng các sáng tác của nàng đã bị đốt , thân phận nàng bất hạnh hẩm hiu, đau khổ. Không chỉ khóc cho Tiểu Thanh, Nguyền Du còn khóc nàng Kiều. Kiều có sắc đẹp, có tài năng thơ ca giỏi đàn hát, tâm hồn cao đẹp mà cũng chịu số phận bất hạnh. Thương cảm cho những con người tài sắc nàv cũng là một cách nhà thơ bày tỏ sự trân trọng của chính minh đôi với những người nghệ sĩ đồng hội, đồng thuyền, ông đã thấy rõ hơn ai hết ý nghĩa xã hội của họ, những con người trải tâm hồn mình ra công hiên cho đời những giá trị tinh thần tốt đẹp. Đây cũng là điểm tiến bộ trong chủ nghĩa nhân bản, nhân văn của Nguyễn Du. Hơn thê nữa, chủ nhân của các giá trị tinh thần đó lại là người phụ nữ hẳn là sự thương cảm của nhà thơ càng có sâu sắc hơn gấp bội.

4. Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề, thực, luận, kết) đối với chủ đề toàn bài.

Trả lời:

Có thể chia bài thơ thành bốn phần, mỗi phần lại có vai trò riêng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

- Hai câu thơ đầu là hai câu tả cảnh để mà kể việc. Từ quang cảnh hoa phế ở Tây Hồ, người đọc liên tư­ởng đến cuộc đời thay đổi. Hai câu này cũng nêu ra hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc của nhà thơ (phần “di cảo” thơ của Tiểu Thanh).

- Hai câu thực nêu lên những suy nghĩ về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh thông qua hai hình ảnh ẩn dụ son phấn (vẻ đẹp) và văn chư­ơng (tài năng).

- Hai câu luận bắt đầu khái quát, nâng vấn đề, liên hệ thân phận của nàng Tiểu Thanh với những bậc văn nhân tài tử trong đó có nhà thơ.

- Hai câu kết là tiếng lòng của nhà thơ mong tìm thấy một tiếng lòng đồng cảm của ngư­ời đời sau.

LUYỆN TẬP

Đọc đoạn thơ sau và chỉ ra điểm tương đồng với bài Đọc Tiểu Thanh kí.

Trả lời:

Rằng:

Hồng nhan tự thủa xưa,

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu.

Nỗi niềm tưởng đến mà đau,

Thấy người nằm đó biết sau thế nào?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Là lời của Thúy Kiều nói về nhân vận Đạm Tiên. Khi thấy chị sụt sùi trước mộ của Đạm Tiên, Thúy Vân đã nói:

Vân rằng: “Chị cũng nực cư­ời”

Khéo d­ư nư­ớc mắt khóc người đời x­a.

Nghe xong câu này, Thúy Kiều đã nói những câu trên để đáp lời Thúy Vân. Tuy nhiên trong Truyện Kiều có rất nhiều đoạn đối thoại bắt đầu bằng từ “rằng” nh­ư ở đoạn thơ này. Trong tr­ường hợp ấy, người ta cũng có thể hiểu đó là lời của tác giả (Nguyễn Du).

=> Căn cứ vào nội dung của đoạn thơ, có thể thấy đề tài mà Nguyễn Du quan tâm trong các sáng tác của ông là hình ảnh những con ngư­ời tài hoa mà bạc mệnh.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP