Hòa tan hết hỗn hợp H gồm Al...

Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon Hòa tan hết hỗn hợp ...

0
Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon
Hòa tan hết hỗn hợp H gồm Al, Fe(NO3)2, FeCO3, CuO vào dung dịch chứa 1,14 mol KHSO4, thu được 5,376 lít hỗn hợp khí X gồm H2, NO, CO2 và dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa (không chứa ion Fe3+). Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan nặng hơn khối lượng H là 138,46g. Nếu cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M vào Y thì được hỗn hợp kết tủa Z. Biết tỉ khối của X đối với He bằng 97/12 và nếu nhiệt phân hoàn toàn H trong chân không thì thu được 0,22 mol hỗn hợp hai khí. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong Z có giá trị gần nhất với A. 8% B. 6% C. 40% D. 9%

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0
Đặt a, b, c, d là số mol Al, Fe(NO3)2, FeCO3, CuO —> nX = nH2 + nNO + c = 0,24 và mX = 2nH2 + 30nNO + 44c = 0,24.4.97/12 —> nH2 = 0,5c – 0,02 và nNO = 0,26 – 1,5c Bảo toàn N —> nNH4+ = 2b + 1,5c – 0,26 Bảo toàn electron: 3a = 2(0,5c – 0,02) + 3(0,26 – 1,5c) + 8(2b + 1,5c – 0,26) (1) nH+ = 1,14 = 2(0,5c – 0,02) + 4(0,26 – 1,5c) + 10(2b + 1,5c – 0,26) + 2(c + d) (2) Lượng muối chênh lệch: 1,14(39 + 96) + 18(2b + 1,5c – 0,26) – 62.2b – 60c – 16d = 138,46 (3) Nhiệt phân H —> nNO2 + nCO2 = 2b + c = 0,22 (4) (1)(2)(3)(4): a = 0,16 b = 0,05 c = 0,12 d = 0,15 Dung dịch Y chứa Al3+ (0,16), Fe2+ (0,17), Cu2+ (0,15), NH4+ (0,02), K+ (1,14) và SO42- (1,14) nBa2+ = 0,6 và nOH- = 1,2 nên Z gồm: BaSO4 (0,6 mol) Fe(OH)2 (0,17 mol) Cu(OH)2 (0,15 mol) Al(OH)3 (0,1) —> %Fe(OH)2 = 8,61%

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP