Nhưng nó phải bằng hai mày - Soạn...

Nhưng nó phải bằng hai mày - Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày - So...

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1. Phân tích tính kịch trong đoạn: "Cải vôi xòe năm ngón tay... bằng hai mày".

Giữa Cải và thầy lí trước đó đã có mối quan hệ được dàn xếp: Cải đã lo tiền trước cho thầy lí. Khi thầy lí tuyên bố đánh Cải 10 roi thì mâu thuẫn đột ngột xuất hiện. Một bên chủ động, một bên hoàn toàn bị động. Cải cứ xin xét lại và thầy lí cứ kết án. Động tác và lời nói đôi bên hoàn toàn trái ngược nhau. Nổi bật lên là câu kết luận của thầy lí: phải và phải bằng hai. Câu kết luận đã vạch trần thủ đoạn “đòn xóc hai đầu” của thầy lí.

Trong truyện có hai thứ ngôn ngữ: ngôn ngữ bằng lời nói và ngôn ngữ bằng động tác (cử chỉ).

Lẽ phải - xòe năm ngón tay.

Lẽ phải được nhân đôi - xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt.

Hai thứ ngôn ngữ này, một thứ công khai nói cho tất cả những người có mặt nghe, một thứ “mặt” chỉ cổ hai người trong cuộc là thầy lí Cải mới hiểu được.

Tuy khác biệt nhưng hai thứ ngôn ngữ này lại thống nhất với nhau ở chỗ: cùng có giá trị ngang bằng nhau, lẽ phải được tính bằng mười ngón tay. Điều độc đáo và thú vị hơn cả là sau ngón tay là tiền. Ngón tay đã trở thành kí hiệu của đơn vị tiền tệ. Điều này khiến người đọc nhận ra một phép tam đoạn luận:

Lẽ phải = ngón tay = tiền => lẽ phải = tiền.

Thì ra lẽ phải đôi với thầy lí (lí trưởng) được đo bằng tiền. Tiền quyết định lẽ phải, tiền nhiều lẽ phải nhiều, tiền ít thì lẽ phải ít. Giá trị tố cáo của truyện cười này chính là ở chỗ ấy.

Kịch tính trong đoạn truyện thể hiện qua động tác và lời nói giữa hai nhân vật thầy lí và Cải. Cải đút lót tiền nên yên tâm là mình sẽ được kiện nhưng hành động xử kiện của thầy lí lại thật bất ngờ, bât ngờ hơn cả là cách giải thích của thầy khiến Cải trở tay không kịp, bị lọt thỏm vào tình trạng thảm hại (vừa mất tiền, vừa bị đánh).

Câu 2. Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy Lí ở cuối truyện?

Lời nói gây cười kết thúc truyện này là phảiphải bằng hai. Đây cũng là hình thức chơi chữ độc đáo của tác giả dân gian. Phải là từ chỉ tính chất lại được sử dụng kết hợp với hai là từ chỉ số lượng tạo nên nhận thức về sự bất hợp lí trong tư duy người nghe. Thế nhưng lại có vẻ rất hợp lí khi người nghe liên tưởng đến năm đồng và mười đồng tiền Cải và Ngô đút lót.

Ngay lời nói của thầy lí cũng thế, cũng vừa vô lí lại vừa hợp lí. Trong xử kiện thì vô lí, mà trong mối quan hệ thực tế giữa các nhân vật với nhau thì lại hợp lí. Thầy lí ở đây đã dùng cái hợp lí để thay thế cho cái vô lí và vì vậy cũng thể hiện một cách sinh động và hài hước bần chất tham nhũng của mình. Khi người đọc, người nghe đồng thời nhận thức được cả hai ý nghĩa đó, tiếng cười đã bật ra.

Câu 3. Anh (chị) đánh giá như thế nào về nhân vật Ngô và Cải?

Ngô và Cải vừa đáng thương mà cũng vừa đáng trách. Bởi vì họ vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm của chính mình, chính hành vi tiêu cực của họ khiến họ trở nên thảm hại.

LUYỆN TẬP

  1. Phân tích cả hai truyện để thấy đặc trưng của thể loại của truyện cười.

    Trả lời:

    Phân tích hai truyện dựa trên đặc trưng chung của truyện cười dân gian và đặc điểm riêng (tình huống gây cười) của từng truyện.

    a. Về nội dung: Thường châm biếm, chế giễu những thói hư, tật xấu trong nội bộ nhân dân, hoặc đả kích những thói hư khác trong xã hội. Tạo ra những mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười.

    Trong hai truyện trên: Truyện Tam đại con gà chế giễu thầy đồ dốt nát nhưng lại sĩ diện hão. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày đả kích thói tham nhũng của bọn tham quan ô lại trong xã hội ngày xưa.

    b. Về nghệ thuật: ngắn gọn, kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, mẫu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ để bật ra tiếng cười.

    Trong hai truyện trên, truyện Tam đại con gà tạo ra mâu thuẫn là sự dốt nát (bên trong) với cái làm ra vẻ ta đây là giỏi (bên ngoài) của thầy đồ. Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày lại dựa trên mâu thuẫn là việc phân xử phải trái lại được "đo, đếm" như đối với đồng tiền.

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP