1. Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học
Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, tất cả các hình thức tồn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn. Nó cũng bao ; gồm các ngành tổ của đời sống văn học như tác giả và độc giả, các hình thức tể chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác các hình thái ý thức xã hội khác...
- Các quy luật chung của quá trình văn học
a) Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn học đó, những biến động lịch sử của xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát triển của văn học.
b) Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau thâu nhận giá trị văn học của người trước và tạo nên.
c) Văn học một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến: giữ gìn phát huy những tinh hoa của truyền thống; tiếp thu có chọn lọc và cải biến cho phù hợp những tinh hoa của văn học thế giới.
2. Xác định đặc trưng cơ bản của văn học phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.
- Văn học thời phục hưng ở châu Âu thế kỉ XV, XVI đề cao con người, giải phóng cá tính chông lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ (Đôn Ki-hô- tê của Xéc-van-tét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét của sếch-xpia...).
- Chủ nghĩa cổ điển ở Pháp thế kỉ XVII coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn luôn đề cao lí trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ (Lơ Xít của Cooc-nây, Lão hà tiện của Mô-li-e...).
- Chủ nghĩa lãng mạn đề cao những nguyên tắc chủ quan; thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nhân vật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn (Những người khốn khổ của V. Huy-gô, Những tên cướp của Si-le...).
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình (sáng tác của Ban-dắc, Lép Tôn-xtôi, Lỗ Tấn...).
- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kĩ XX miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng (sáng tác của Mác-xim Go-rơ-ki, Gioóc-giơ A-ma-đô...
Thế kỉ XX còn chứng kiến sự xuất hiện của các trào lưu hiện đại chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa siêu thực: ra đời 1942 ở Pháp với quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ (Na-đi-a của An-đrê Brơ-tông).
- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mĩ La-tinh sau thế chiến 2 với quan niệm thực tại còn bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết (Trăm năm cô đơn của Gác-xi-a Mác- két).
- Chủ nghĩa hiện sinh ở châu Âu sau thế chiến 2 tập trung miêu tả cuộc sống con người như một sự tồn tại huyền bí, xa lạ (Người xa lạ của An-be Ca-muy).
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1930-1945 hai trào lưu côug khai nổi bật nhất là:
- Trào lưu lãng mạn rực rỡ trong Thơ mới với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan viên, Hàn Mặc Tử, Nguyên Bính... và trong sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn với Khái Hưng.
- Trào lưu hiện thực phê phán thành công trước hết trong lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng...
Sau Cách mạng tháng Tám, bộ phận văn học cách mạng (vốn tồn tại không công khai trước đó) có điều kiện phát triển mạnh mẽ thành trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cảm nhậnthê giới như một quá trình sáng tạo của con người, khẳng định con người có thể cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội nước như mong muôn. Tiêu biểu cho trào lưu này là các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng...
3. Thế nào là phong cách văn học
Phong cách văn học là diện mạo riêng biệt của sáng tác được tạo thành bởi sự thống nhâ't của các phương tiện biểu hiện (bút pháp) phù hợp với một cái nhìn độc đáo có tính phát hiện đối với đời sông.
Cái nhìn này không chỉ thể hiện lập trường, thái độ đối với đời sống mà quan trọng hơn còn bộc lộc sự hiểu biết và tình cảm của con người đốĩ với cuộc đời.
4. Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học
Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn đời nhìn người, cách cảm thụ có tính chất khám phá, phát hiện ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Giọng điệu riêng biệt đó mỗi nhà văn có được là do biết lựa chọn và sử dụng thành thạo các phương tiện khác nhau như vốn từ, ngữ điệu, nhịp điệu, biết tổ chức một sô' kiểu câu, có một thế nói, vận. dụng một số thủ pháp tu từ có hiệu quả. (Những cái đó không chỉ giản đơn là ở xác chữ mà chủ yếu là ởhồn văn của con mắt, tấm lòng, trí tuệ thể hiện qua chữ nghĩa).
Phong cách nhà văn vừa thông nhất vừa đa dạng phụ thuộc vào đề tài, vào thể loại, bút pháp sử dụng và do yêu cầu của sáng tác là phải thường xuyên tự đổi mới mình.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Học sinh tự nêu nhận xét vắn tắt sự khác nhau về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán qua truyện "Chữ người từ tù" (Nguyễn Tuân) và đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (trích "Số đỏ" - Vũ Trọng Phụng).
Bài tập 2
Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Độc đáo viết không giống ai, từ chủ đề, nhân vật kết cấu đến cách dặt câu, dùng từ...
Chất tài hoa, tài tử: đề cao những ai biết trân trọng cái tài, cái đẹp, cái thiện lương, biết thưởng thức những thú chơi tao nhã...
Tính uyên bác, bề rộng và chiều sâu của những trang viết.
Thường có cảm hứng dạt dào trước những cảnh tượng dữ dội hoặc tuyệt mĩ .
Phong cách nghệ thuật Tố Hữu
Thơ Tố Hữu chủ yếu là thơ trữ tình chính trị: lí tưởng cách mạng, các vấn đề và sự kiện chính trị lớn của dân tộc và đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của nhà thơ.
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết.
Nghệ thuật thơ đậm đà tính dân tộc :
+ Sử dụng nhiều thể thơ đặc biệt thành công ở các thể thơ truyền thống như: lục bát, bầy chữ.
Hướng dẫn giải
1. Quá trình văn học là gì? Nêu các quy luật chung của quá trình văn học
Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, tất cả các hình thức tồn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn. Nó cũng bao ; gồm các ngành tổ của đời sống văn học như tác giả và độc giả, các hình thức tể chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác các hình thái ý thức xã hội khác...
- Các quy luật chung của quá trình văn học
a) Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn học đó, những biến động lịch sử của xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát triển của văn học.
b) Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau thâu nhận giá trị văn học của người trước và tạo nên.
c) Văn học một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến: giữ gìn phát huy những tinh hoa của truyền thống; tiếp thu có chọn lọc và cải biến cho phù hợp những tinh hoa của văn học thế giới.
2. Xác định đặc trưng cơ bản của văn học phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nói vắn tắt về các trào lưu văn học hiện đại trên thế giới và các trào lưu văn học ở Việt Nam.
- Văn học thời phục hưng ở châu Âu thế kỉ XV, XVI đề cao con người, giải phóng cá tính chông lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung cổ (Đôn Ki-hô- tê của Xéc-van-tét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét của sếch-xpia...).
- Chủ nghĩa cổ điển ở Pháp thế kỉ XVII coi văn học cổ đại là hình mẫu lí tưởng, luôn luôn đề cao lí trí, sáng tác theo các quy phạm chặt chẽ (Lơ Xít của Cooc-nây, Lão hà tiện của Mô-li-e...).
- Chủ nghĩa lãng mạn đề cao những nguyên tắc chủ quan; thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nhân vật sao cho phù hợp với lí tưởng và ước mơ của nhà văn (Những người khốn khổ của V. Huy-gô, Những tên cướp của Si-le...).
- Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX thiên về những nguyên tắc khách quan, chú ý chọn đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”, quan sát thực tế để sáng tạo các điển hình (sáng tác của Ban-dắc, Lép Tôn-xtôi, Lỗ Tấn...).
- Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kĩ XX miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng (sáng tác của Mác-xim Go-rơ-ki, Gioóc-giơ A-ma-đô...
Thế kỉ XX còn chứng kiến sự xuất hiện của các trào lưu hiện đại chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa siêu thực: ra đời 1942 ở Pháp với quan niệm thế giới trên hiện thực mới là mảnh đất sáng tạo của nghệ sĩ (Na-đi-a của An-đrê Brơ-tông).
- Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mĩ La-tinh sau thế chiến 2 với quan niệm thực tại còn bao gồm cả đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo, các huyền thoại, truyền thuyết (Trăm năm cô đơn của Gác-xi-a Mác- két).
- Chủ nghĩa hiện sinh ở châu Âu sau thế chiến 2 tập trung miêu tả cuộc sống con người như một sự tồn tại huyền bí, xa lạ (Người xa lạ của An-be Ca-muy).
Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1930-1945 hai trào lưu côug khai nổi bật nhất là:
- Trào lưu lãng mạn rực rỡ trong Thơ mới với Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan viên, Hàn Mặc Tử, Nguyên Bính... và trong sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn với Khái Hưng.
- Trào lưu hiện thực phê phán thành công trước hết trong lĩnh vực tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng...
Sau Cách mạng tháng Tám, bộ phận văn học cách mạng (vốn tồn tại không công khai trước đó) có điều kiện phát triển mạnh mẽ thành trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa. Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa cảm nhận thê giới như một quá trình sáng tạo của con người, khẳng định con người có thể cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội nước như mong muôn. Tiêu biểu cho trào lưu này là các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng...
3. Thế nào là phong cách văn học
Phong cách văn học là diện mạo riêng biệt của sáng tác được tạo thành bởi sự thống nhâ't của các phương tiện biểu hiện (bút pháp) phù hợp với một cái nhìn độc đáo có tính phát hiện đối với đời sông.
Cái nhìn này không chỉ thể hiện lập trường, thái độ đối với đời sống mà quan trọng hơn còn bộc lộc sự hiểu biết và tình cảm của con người đốĩ với cuộc đời.
4. Phân tích những biểu hiện của phong cách văn học
Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn đời nhìn người, cách cảm thụ có tính chất khám phá, phát hiện ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Giọng điệu riêng biệt đó mỗi nhà văn có được là do biết lựa chọn và sử dụng thành thạo các phương tiện khác nhau như vốn từ, ngữ điệu, nhịp điệu, biết tổ chức một sô' kiểu câu, có một thế nói, vận. dụng một số thủ pháp tu từ có hiệu quả. (Những cái đó không chỉ giản đơn là ở xác chữ mà chủ yếu là ở hồn văn của con mắt, tấm lòng, trí tuệ thể hiện qua chữ nghĩa).
Phong cách nhà văn vừa thông nhất vừa đa dạng phụ thuộc vào đề tài, vào thể loại, bút pháp sử dụng và do yêu cầu của sáng tác là phải thường xuyên tự đổi mới mình.
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Học sinh tự nêu nhận xét vắn tắt sự khác nhau về đặc trưng của văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán qua truyện "Chữ người từ tù" (Nguyễn Tuân) và đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (trích "Số đỏ" - Vũ Trọng Phụng).
Bài tập 2
Nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và Tố Hữu.
. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân
Phong cách nghệ thuật Tố Hữu
+ Sử dụng nhiều thể thơ đặc biệt thành công ở các thể thơ truyền thống như: lục bát, bầy chữ.
+Sử dụng cách nối của dân tộc.
+Phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Vỉệt.
Gửi 5 năm trước