Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn...

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu - Hướng dẫn soạn bài Vă...

0
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu - Hướng dẫn soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( tác giả)

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh(chị) cảm nhân sâu sắc về điều gì thông qua cuộc đời nhà thơ?

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) hiệu là Hối Trai, người tỉnh Gia Định, xuất thân gia đình nhà Nho, thời niên thiếu trải qua nhiều bất hạnh. Năm 1843, đỗ tú tài. Năm 1846, ra Huế chuẩn bị thi tiếp. Năm 1849, sắp thi thì mẹ mất phải bỏ thi trở về Nam chịu tang. Dọc đường do thương khốc nhiều nên bị mù cả đôi mắt.

Gắn bó với nhân dân: Nỗi bất hạnh không đè bẹp nổi.ý chí hành đạo cứu đời của chàng trai giàu nghị lực và khí tiết ấy, Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định mở trường dạy học. Danh tiếng “Cụ Đồ Chiểu” vang khắp miền Lục tỉnh. Ông còn bốc thuốc chữa bệnh cho dân với tấm lòng nhân ái bao la. Đặc biệt hơn là những tác phẩm của nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu cũng đã được truyền tụng khắp chợ cùng quê, được nhân dân yêu mến và trân trọng.

Yêu nước thiết tha, cam thù giặc sâu sắc: Khi thực dân Pháp đánh vào Gia Định (1859), tuy bị mù không'thể cầm gươm giết giặc nhưng cụ Đồ Chiểu vẫn tích cực cùng các lãnh tụ nghĩa quân (Trương Định) bàn mưu tính kế đánh giặc. Giặc chiếm ba tỉnh miền Đông, ông lánh về Ba Tri. Giặc chiếm nốt ba tỉnh miền Tây, ông mù lòa phải lại nơi giặc chiếm nhưng quyết không hợp tác với chúng, dù chúng tìm mọi cách lôi kéo dụ dỗ. Nỗi đau mất nước nhà tan dồn lên đầu ngọn bút và tấm lòng ngời sáng như gương, nhà thơ mù đất Gia Định đã mãi mãi nêu cao một tấm gương yêu nước thương dân kiên trung, bất khuất. Theo nhà sử học Trần Văn Giàu: “Thua cuộc rồi,' Nguyễn Đình Chiểu lưng vẫn thẳng, đầu vẫn cao, ngay cả kẻ thù, cũng phải kính nể” (Trần Văn Giàu - Vì sao tôi thích đọc Nguyễn Đình Chiểu).

Quan điểm sáng tác của Nguyền Đính Chiểu

Chờ bao nhiêu đạo thuyền không khâm

Dâm mấy thằng gian bút chảng tà

Học theo ngòi bút chi cồng

Trong thơ cho ngụ tăm lòng xuân thu.

Ngòi bút cụ Đỏ Chiểu là một ngòi bút chiến đấu trong suốt cuộc dời sáng tác cua minh, dả chiến đâu không mệt mỏi.

Tác phâm chính của Nguyền Đình Chiểu trước khi thực dân Pháp xâm lược: Truyện Lục Văn Tiên. Sau khi thực dân Pháp xâm lược Dương Từ — Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vẩn đáp, nhiều bài văn tê đặc sắc: Văn tể nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh và một số bài thơ Đường luật như: Chạy giặc, Thơ điẻn Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng...

Trong sô các tác phẩm trên, xuât sắc hơn cả, tâm cỡ hơn ca là truyệjj thơ Truyện Lục Vân Tiên và Văn tế nghĩa sĩ Căn Giuộc.

Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ biểu dương đạo lí: ‘"Trai thì trung hiếu làm đầu. Gái thì tiêt hạnh là cau trau minh . Tác phâm Ịậ một khúc ca chiến đấu và chiên thăng cua nhưng con người hiếu thào 1 yêu chính nghĩa ghét gian tà, dũng cam cưu dan, đanh giạc, bao vệ (đất nước). Tác phẩm cũng còn là một bản án kêt tội những kẻ bất nhàn phi nghĩa. Truyện thơ này đậm màu sắc Nam bộ, lời thơ giản dị, môe mạc, nhân vật bộc trực, giàu nghĩa khí yêu ghét rạch ròi, thủy chung son sắt, tiết hạnh chói ngời.

Nhìn chung, văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không mượt mà, trau chuò: mà được biểu hiện một cách mộc mạc, khỏe khoắn của lối nói lối nghi Nam bộ đầy cảm hứng trữ tình sôi nổi, dễ lay động lòng người.

Câu 2. Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

a. Dựa vào những đoạn trích đã học về Truyện Lục Vân Tiên, hãy cho biết lí tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào?

b. Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đương thời?

c. Theo anh (chị) sắc thái Nam BỘ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?

a) Nguvễn Đình Chiếu là một nhà nho, bởi thế mà tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa của ông mang tinh thần của Nho giáo. Mặc dù vậy, Nguyễn Đình Chiểu còn là một trí thức nhân dân, suốt đời sống nơi thôn xóm, giữa những người "dân ấp, dân lân" tâm hồn thuần hậu, chất phác nên tư tướng đạo đức của ông có những nét mang phong cách rất dân dã của những người nông dân thuần phác. Nguyễn Đình Chiểu thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa là tình thương yêu con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn; nghĩa là những quan hệ tốt đẹp giữa con ngưừi với con người trong xã hội, tình cha con, nghĩa chồng vợ, tình bạn bè, xóm giềng, tinh thần hiệp nghĩa sẵn sàng cứu khốn phò nguy,...

Những nhân vật lí tưởng trong Truyện Lục Vân Tiên hầu hết là đều là những người dân thường, sinh trướng trong những nơi thôn ấp nghèo khó (những nho sinh như Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh; những ông Ngư, ông Quán, ông Tiều, bà lão dệt vải,...). Tâm hồn của họ ngay thắng, không màng danh lợi, không tham phú quý, sẵn sàng ra tay cứu giúp người hoạn nạn. Trước Nguyễn Đinh Chiểu, nhân nghĩa vẫn được xem là phạm trù đạo đức lí tưởng, chỉ có ớ bậc thánh nhân, những người quân tử thuộc tầng lớp trên. Đến Nguyễn Trãi, nhân nghĩa cũng đã hướng đến người dân. Ông kêu gọi nhà cầm quyền nhân nghĩa với dân, thời chiến thì lấy nhân nghĩa để thắng quân bạo ngược, thời bình thì đưa nhân nghĩa vào chính sự, khoan sức cho dân. Tuy nhiên, phải đến Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mớ rộng đến nhân dân. Điều đó giải thích tại sao nhân dân, đặc biệt là cư dân vùng dất mới Nam Kì, vốn rất xem trọng mối liên hệ gắn kết giữa con người với con người trên cơ sở chữ nghĩa truyền thống, tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Đình Chiếu nồng nhiệt đến thế.

b) Nguyễn Đình Chiểu sáng tác thơ văn yêu nước ở thời kì đầu chống Pháp xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Đây là thời kì khổ nhục nhưng vĩ dại (Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Đất nước mất dần vào tay giặc trước mắt nhà thơ. Các phong trào chống Pháp cũng lần lượt thất bại, người yêu nước thế hệ này nối tiếp thế hệ khác đã ngã xuống chiến trường. Nhưng "Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ". Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu đã làm sáng tỏ chân lí đó. Ông khóc than cho Tổ quốc buổi đầu gặp thương đau:

Khốc là khóc nước nhà cơn bẩn loạn, hỏm mai vắng chúa; thua buồn nhiều nỗi khúc nhôi;

Than là than bờ cõi lúc qua phân, ngày tháng trông vua, ngơ ngẩn một phường trẻ dại.

(Văn tế Trương Định)

Ông căm uất chửi mắng vào mặt kẻ thù:

Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta;

Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Ông hết lòng ngợi ca những sĩ phu như Trương Định đã một lòng vì nước, vì dân:

Bởi lòng chúng chẳng nghe thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền;

Theo bụng dân phái chịu tướng quân thù, gánh vác một vai khổ ngoại.

(Văn tế Trương Định)

Ông dựng bức tượng đài bất tử về những người dân ấp, dân lân: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Ngay cả lúc bờ cõi đã "chia đất khác", Nguyễn Đình Chiểu vẫn nuôi giữ một niềm tin vào ngày mai: "Một trận mưa nhuần rửa núi sông" (Xúc cảnh), vẫn kiên trì một thái độ bất khuất trước kẻ thù: "Sự đời thà khuất đôi tròng thịt - Lòng đạo xin tròn một tấm gương" (Ngư Tiều y thuật vấn dáp). Với những nội dung trên, có thể nói thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời. Nó có tác dụng động viên, khích lê không nhỏ tinh thần và ý chí cứu nước của nhân dân ta.

c. Sắc thái Nam Bộ độc đáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ ở từng nhân vật trong tác phẩm của ông. Mỗi người dân Nam Bộ có thể bắt gặp mình ở các nhân vật của ông từ lời ăn tiếng nói, ở sự mộc mạc, chất phác đến tấm lòng nặng tình, nặng nghĩa, yêu thương rất mực và căm ghét đến điều. Họ sống vô tư, phóng khoáng, ít bị ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi và sẵn sàng xả thân vì nghĩa. Họ nóng nảy, bộc trực nhưng lại rất đằm thắm, ân tình. Đó là những nét rất riêng trong vẻ đẹp chung của con người Việt Nam.

Câu 3. Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Như đã nói ở trên, Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi có những điểu gần gũi về tư tướng nhân nghĩa. Nguyễn Trãi cũng lấy cái nền tảng của nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân nhưng đến Nguyễn Đình Chiểu thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.


Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP