Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm - Hướng...

Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm - Hướng dẫn soạn bài Đất nước - Nguyễn Kh...

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1: Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên.

Đoạn trích trình bày sự cảm nhận và lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Đoạn trích có thể chia làm 2 phần:

Phần 1: Những cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (từ đầu đến "Làm nên Đất Nước muôn đời").

Phần 2: Nhà thơ nhấn mạnh quan niệm "Đất Nước là của Nhân Dân".

Nói chung, đoạn thơ chính luận, trữ tình này, trình bày cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện khác nhau và lí giải của tác giả về đất nước, tập trung làm nổi bật tư tưởng; Đất nước là của Nhân dân. Đất nước gắn bó không rời thật gần gũi và thân thiết đối với đời sổng của mỗi con người.

Câu 2: Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến " Làm nên đất nước muôn đời"), tác giả đã cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này?

Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến "Làm nên đất nước muôn đời"), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện khác nhau.

Trước hết theo ông, đất nước thật gần gũi, bình dị chứ không cao siêu, xa lạ đối với mỗi con người, mỗi gia đình. Hình ảnh đất nước gắn với câu chuyện "ngày xửa ngày xưa mẹ kể", với "miếng trầu bà ăn" thân thuộc đất nước trưởng thành nhờ sự lao động cần cù lam lũ của người dân "với hạt gạo một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"... và biết trồng tre mà đánh giặc, không ngại chiến đấu hi sinh để giữ gìn bờ cõi trong đó mọi người một lòng đoàn kết thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.

Tiếp đó đất nước lại cảm nhận được từ nhiều phương diện địa lí, lịch sử, không gian và thời gian, một cách sinh động và toàn diện. Từ chiều dài và chiều sâu lịch sử với những huyền thoại Rồng ở Chim về, Lạc Long Quân và Âu Cơ với bọc trứng trăm con, truyền thuyết vua Hùng và ngày giỗ Tổ đến núi sông rừng biển mênh mông "con chim phượng hoàng", "con cá ngư ông" và không gian gần gũi "nơi anh đến trường", "nơi em tắm". Trong ý nghĩa đó, Đất Nước chính là nơi tồn tại của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: "Những ai đã khuất. Những ai bây giờ, yếu nhau và sinh con đẻ cái. Gánh vác phẩn người đi trước để lại. Dặn dò con cháu chuyện mai sau".

Qua cách cảm nhận từ nhiều phương diện đó, đất nước đã hiện lên thành một hình tượng thống nhất hài hòa của nhiều yếu tố vừa thiêng liêng, sâu xa, lớn lao vừa gần gũi, thân thiết với sự sống của mỗi người.

Khép lại phần đầu là lời nhắc nhở thế hệ trẻ một thái độ đầy trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng dân tộc trong việc bảo tồn xây đắp làm cho Đất Nước bền vững muôn đời.

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

Câu 3: Trong phần sau của đoạn trích (từ "Những người vợ nhớ chồng..." đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân". Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao?

Ở phần sau của đoạn thơ (từ "Những người vợ nhớ chồng" đến hết đoạn trích", tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: "Đất Nước của Nhân dân". Đây là điểm quy tụ mọi nhìn nhận về đất nước và đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử và văn hóa thật độc đáo.

Trong mắt nhìn của nhà thơ, các cảnh quan thiên nhiên kì thú của đất nước ta từ núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, đến núi Bút, non Nghiên, con Gà, con Cốc... cũng đều là những tượng trưng cho số phận, ước mơ, tính cách, tâm hồn và lối sống của nhân dân:

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

Khi nói về lịch sử dựng nước và giữ nước bốn nghìn năm, nhà thơ không nhắc tên những anh hùng hữu danh chói ngời sử sách mà nghĩ đến vô vàn những con người vô danh, bình dị.

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.

Những con người vô danh bình dị ấy đã giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, văn minh tinh thần và vật chất của đất nước và truyền lưu lại cho các thế hệ đời sau:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại...

Qua những phát hiện sâu và mới mà tác giả đã lần lượt nêu lên, chúng ta thấy khái quát sau đó của ông: Đất Nước của Nhân dân thật đầy sức thuyết phục.

Thật ra, tư tưởng này từ xa xưa trong lịch sử nước ta đã manh nha. Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu... ít nhiều đã nhận thức được vai trò của nhân dân trong lịch sử. Nguyễn Du với Văn Chiêu hồnTruyện Kiều đã cảm thông với số phận của nhân dân mọi tầng lớp. Nhưng phải đến văn học hiện đại, văn học từ sau Cách mạng tháng Tám, dưới ánh sáng của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và quan điểm mác xít, về nhân dân nảy nở từ trong thực tiễn vĩ đại của cuộc cách mạng mang tính nhân dân sâu sắc tư tưởng trên mới thấm đượm trong sáng tác của nhiều nhà thơ chống Pháp. Có thể kể đến các bài Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm.

Đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, các nhà thơ trẻ lúc ấy đã Có nhiều phát hiện mới mẻ, độc đáo làm sâu sắc thêm tư tưởng Đất Nước của Nhân dân. Tư tưởng này nổi bật trong sáng tác của nhiều nhà thơ thời này Có thể kể đến các bồi: Tre Việt Nam, Hơi ấm ổ rơm của Nguyền Duy, Lửa đèn của Phạm Tiến Duật, Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh v.v... Các sáng tác này đều tập trung khắc họa hình ảnh những con người bình thường vô danh trong nhân dân và bắt đầu bằng hình ảnh ngưởỉ mọ.

Tư tưởng ấy sở dĩ được các nhà thơ lớp trẻ thời chống Mĩ cứu nước thể hiện một cách sâu xa thấm thía vì chính họ đã trải nghiệm: cùng chia sẻ gian lao, hi sinh của nhân dân và được sự đùm bọc chở che của nhân dân. Cũng chính vì vậy, hơn ai hết họ nhận thức được vai trò to lớn, những hi sinh và đóng góp vô tận của nhân dân trong kháng chiên.

Câu 4: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục...). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?

Trong đoạn trích Đất Nước, tác giả đã sử dụng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian từ ca dao, tục ngữ, đến truyền thuyết, phong tục...

Các chất liệu này khi đưa vào bài thơ đã được nhà thơ sáng tạo lại vì thế mà vừa quen thuộc lại vừa mới lạ. Có khi ông lấy một phần của câu ca dao ("Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc", "Con cá Ngư ông móng nước biển khơi", "Yêu em từ thuở trong nôi"... nhưng phần lớn là sử dụng các hình ảnh mô típ nghệ thuật của văn học văn hóa dân gian để làm nên câu thơ, ý thơ của mình, ("ngày xửa ngày xưa", miếng trầu, gừng cay muối mặn, đánh rơi chiếc khăn, Chim, Rồng..).

Trong đoạn thơ, hầu như câu nào, ý nào cũng phảng phất hình bóng của văn học và văn hóa dân gian. Có điều, các chất liệu ấy đã được tác giả cảm nhận và tái tạo qua cách tư duy liên tưởng mới mẻ, thể hiện với hình thức khá thoải mái của thơ tự do. Chính vì thế, đoạn thơ đã có được nhiều hình ảnh và ý tứ tuy mới lạ độc đáo nhưng vẫn hết sức quen thuộc. Nhà thơ đã gợi mở được một không gian nghệ thuật, một không khí, một giọng điệu riêng đưa người đọc đi vào một thế giới đẹp đẽ, lãng mạn của ca dao, truyền thuyết dân gian nhưng lại không xưa cũ mà trái lại vẫn hiện đại. Việc vận dụng chất liệu văn học văn hóa dân gian ở đây của tác giả đúng như có người đã nhận xét không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật, mà chính là sự thâm sâu của tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân" vào trong tư duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo của nhà thơ.



Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP