Câu 1. Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.
Sông Đà, tập bút kí đặc sắc trong đó có Người lái đò Sông Đà là thành quả nghệ thuật có được từ chuyến đi gian khổ và hào hứng của nhà vân Nguyễn Tuân đến miền Tây Bắc rộng lớn. Ông đã không quản ngại khó khăn, cực khổ đả lặn lội dọc ngang trên vùng đất hiểm trở và thơ mộng ấy để "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đangnhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thèm sáng sủa tươivui và vững bền".
Đọc áng văn đẹp này với chất liệu thực tế ngồn ngộn đầy sinh động, chân thực, cụ thể đủ thấy nhà văn đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về Sông Đà và người lái đò Sông Đà.
Câu 2 và 3
Nguyễn Tuân đã phát hiện ra hai đặc điểm chính của Sông Đà là hung bạo và trữ tình. Nghĩa là Sông Đà hùng vĩ vừa dữ tợn, hiểm ác, gây hại cho mọi người nhưng cũng vừa thơ mộng, thân thiết với con người.
Lúc hung bạo, sông Đà như kẻ thù số một của con người với những vách đá dựng đứng cao vút, những hút nước ghê rợn, những thác nước dữ dội, chờ sẵn để nhấn chìm mọi con thuyền. Những thác nước đó luôn rống lên, lồng lộn tuôn phá, gầm gào...
Miêu tả những nét hung bạo ấy của Sông Đà, Nguyễn Tuân đã dùng lối so sánh độc đáo (nổ rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre...), cách cấu trúc câu trùng điệp (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm...) và phép nhân I hóa xác hợp (mặt nước hò la vang dậy... ùa vào bẻ gẫy cán chèo, "sóng nước", "sát nách" mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè...
Lúc trữ tình, Sông Đà lại dịu dàng, thơ mộng, gắn bó thân thiết với con người như một "cố nhân", nếu phải chia xa thì dạt dào nhớ nhung lưu luyến.
Miêu tả những nét trữ tình đó của Sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưỏng bất ngờ (con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai...), dùng những hình ảnh dịu dàng trong sáng đầy thi vị (màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng cá đập nước...). Ngoài ra nhà văn còn viết những câu văn như thơ về mặt ý tưởng và thanh diệu. Nhà văn lại dùng chen câu thơ Tản Đà rất gợi tả dòng sông thân thiết của nhà thơ.
Câu 4. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bức mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
Trong tác phẩm, người lái đò Sông Đà được thể hiện như một người lao động đồng thời như một nghệ sĩ. Ông bình tĩnh, ung dung đối đáu với sự hung bạo và nham hiểm của ghềnh thác Sông Đà. Như một viên tướng già xung trận, người lái đò rất mực oai phong, tỉnh táo, tìm hiểu, nắm chác đối phương ứng phố linh hoạt để giành phần thắng lợi.
Cái chết ngỡ như đã kề bên thế mà vượt thác xong, người nghệ sĩ tài hoa ấy đã "ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ và dường như quên ngay cuộc chiến dấu với thác ghềnh ban nãy”. Một chi tiết cần lưu ý nữa là hàng ngày, người lái đò vẫn buộc bu gà vào đuôi thuyền để nghe tiếng gáy cho "đỡ nhớ nương ruộngbản mường mình ".
Như thế, người lái đò ở đây vừa có tư thế vị anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa tài tử
Với sức tưởng tượng sáng tạo của Nguyễn Tuân, đoạn tả cuộc chiến đâu ác liệt giữa người lái đò và thạc dữ đã hiện lên trước mắt người đọc như một trường đoạn phim sôi động, hấp dẫn và đầy kịch tinh.
Thác dữ như thể kẻ tử thù, như thể những con vật hung ác được nhà văn thể hiện sinh dộng bằng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa phong phú: "rống lên như tiếng ngàn con trâu mộng, rung tít lên như tuyếc bin thủy điện; Như thể quân liều mạng, dòng thác hùm beo đang hồng hộc thế mạnh".
Trong khi đó, người lái đò như thể một viên tướng giả xông vào một trận đồ bát quái với muôn vàn cạm bẫy nham hiểm và quái ác. Đó không chỉ là một con người trí dũng tài nghệ tuyệt vời chinh phục được thác dữ của con sông mà còn là một nghệ sĩ tài hoa tài tử, một người lái đò đã đạt đến trình độ cao cường trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh mà tác giả gọi là "tay lái ra hoa".
Câu 5. Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Học sinh có thể chọn và phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Ví dụ : đoạn viết về vẻ trữ tình của Sông Đà với những câu văn mềm mại, êm ả trải dài với những hình ảnh của áng tóc ẩn hiện trong mây, cái áng tóc trữ tình (...) ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Hay Sông Đà như một cố nhân trong nỗi niềm du khách. Như cái miếng sáng loé lên trong trò chiếu gương con trẻ, như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa.Những cách so sánh đặc sắc, biến hoá, không trùng lặp ấy khiến người đọc phải sửng sốt trước vẻ đẹp trữ tình của một dòng sông và nhất là vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Hướng dẫn giải
Gợi ý trả lởi các câu hỏi hướng dẫn học bài
Câu 1. Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.
Sông Đà, tập bút kí đặc sắc trong đó có Người lái đò Sông Đà là thành quả nghệ thuật có được từ chuyến đi gian khổ và hào hứng của nhà vân Nguyễn Tuân đến miền Tây Bắc rộng lớn. Ông đã không quản ngại khó khăn, cực khổ đả lặn lội dọc ngang trên vùng đất hiểm trở và thơ mộng ấy để "đi tìm cái thứ vàng của màu sắc sông núi Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thèm sáng sủa tươi vui và vững bền".
Đọc áng văn đẹp này với chất liệu thực tế ngồn ngộn đầy sinh động, chân thực, cụ thể đủ thấy nhà văn đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về Sông Đà và người lái đò Sông Đà.
Câu 2 và 3
Nguyễn Tuân đã phát hiện ra hai đặc điểm chính của Sông Đà là hung bạo và trữ tình. Nghĩa là Sông Đà hùng vĩ vừa dữ tợn, hiểm ác, gây hại cho mọi người nhưng cũng vừa thơ mộng, thân thiết với con người.
Lúc hung bạo, sông Đà như kẻ thù số một của con người với những vách đá dựng đứng cao vút, những hút nước ghê rợn, những thác nước dữ dội, chờ sẵn để nhấn chìm mọi con thuyền. Những thác nước đó luôn rống lên, lồng lộn tuôn phá, gầm gào...
Miêu tả những nét hung bạo ấy của Sông Đà, Nguyễn Tuân đã dùng lối so sánh độc đáo (nổ rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre...), cách cấu trúc câu trùng điệp (nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm...) và phép nhân I hóa xác hợp (mặt nước hò la vang dậy... ùa vào bẻ gẫy cán chèo, "sóng nước", "sát nách" mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hông thuyền, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè...
Lúc trữ tình, Sông Đà lại dịu dàng, thơ mộng, gắn bó thân thiết với con người như một "cố nhân", nếu phải chia xa thì dạt dào nhớ nhung lưu luyến.
Miêu tả những nét trữ tình đó của Sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưỏng bất ngờ (con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai...), dùng những hình ảnh dịu dàng trong sáng đầy thi vị (màu nắng tháng ba Đường thi, con hươu, tiếng còi sương, tiếng cá đập nước...). Ngoài ra nhà văn còn viết những câu văn như thơ về mặt ý tưởng và thanh diệu. Nhà văn lại dùng chen câu thơ Tản Đà rất gợi tả dòng sông thân thiết của nhà thơ.
Câu 4. Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bức mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
Trong tác phẩm, người lái đò Sông Đà được thể hiện như một người lao động đồng thời như một nghệ sĩ. Ông bình tĩnh, ung dung đối đáu với sự hung bạo và nham hiểm của ghềnh thác Sông Đà. Như một viên tướng già xung trận, người lái đò rất mực oai phong, tỉnh táo, tìm hiểu, nắm chác đối phương ứng phố linh hoạt để giành phần thắng lợi.
Cái chết ngỡ như đã kề bên thế mà vượt thác xong, người nghệ sĩ tài hoa ấy đã "ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ và dường như quên ngay cuộc chiến dấu với thác ghềnh ban nãy”. Một chi tiết cần lưu ý nữa là hàng ngày, người lái đò vẫn buộc bu gà vào đuôi thuyền để nghe tiếng gáy cho "đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình ".
Như thế, người lái đò ở đây vừa có tư thế vị anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa tài tử
Với sức tưởng tượng sáng tạo của Nguyễn Tuân, đoạn tả cuộc chiến đâu ác liệt giữa người lái đò và thạc dữ đã hiện lên trước mắt người đọc như một trường đoạn phim sôi động, hấp dẫn và đầy kịch tinh.
Thác dữ như thể kẻ tử thù, như thể những con vật hung ác được nhà văn thể hiện sinh dộng bằng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa phong phú: "rống lên như tiếng ngàn con trâu mộng, rung tít lên như tuyếc bin thủy điện; Như thể quân liều mạng, dòng thác hùm beo đang hồng hộc thế mạnh".
Trong khi đó, người lái đò như thể một viên tướng giả xông vào một trận đồ bát quái với muôn vàn cạm bẫy nham hiểm và quái ác. Đó không chỉ là một con người trí dũng tài nghệ tuyệt vời chinh phục được thác dữ của con sông mà còn là một nghệ sĩ tài hoa tài tử, một người lái đò đã đạt đến trình độ cao cường trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh mà tác giả gọi là "tay lái ra hoa".
Câu 5. Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Học sinh có thể chọn và phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Ví dụ : đoạn viết về vẻ trữ tình của Sông Đà với những câu văn mềm mại, êm ả trải dài với những hình ảnh của áng tóc ẩn hiện trong mây, cái áng tóc trữ tình (...) ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Hay Sông Đà như một cố nhân trong nỗi niềm du khách. Như cái miếng sáng loé lên trong trò chiếu gương con trẻ, như một bờ tiền sử, như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa. Những cách so sánh đặc sắc, biến hoá, không trùng lặp ấy khiến người đọc phải sửng sốt trước vẻ đẹp trữ tình của một dòng sông và nhất là vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Gửi 5 năm trước