Ông già và biển cả - Hê-minh-uê -...

Ông già và biển cả - Hê-minh-uê - Soạn bài Ông già và biển cả - Soạn ...

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa lão và con cá (thời điểm, phong độ, tư thế...)?

Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn khiến người đọc có thể nghĩ đến hình ảnh một lão ông đánh cá giỏi nghề và rất mực kiên cường. Chỉ với con mắt giàu kinh nghiệm nghề nghiệp và cảm giác đau đớn ở đôi bàn tay dày dạn, ông lão đã có thể ước chừng được là khoảng cách giữa con cá với ông ngày mỗi một gần hơn, được vẽ lên bằng vòng lượn của con cá từ rộng tới hẹp, từ xa đến gần.

Những vòng lượn của con cá kiếm vừa nói cũng chính là nhừng cố gắng cuối cùng nhưng cực kì mạnh mẽ của nó cố sao thoát khỏi sự bủa vây, trì kéo của ông lão. pỊ dũng cảm kiên cường của con cá chẳng thua kém chút nào so với đối thủ của nó, ông lão đánh cá.

Cảm nhận về con cá kiếm chủ yếu tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác của ông lão. Thực ra ông lão chưa thể nhìn thấy rõ con cá mà chỉ mới đoán biết được nó qua các vòng lượn.

Câu 2. Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể?

Như vừa nói, cảm nhận về con cá kiếm chủ yếu tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác của ông lão. Cảm nhận này mỗi lúc một mạnh mẽ và trực tiếp hơn, đặc biệt là từ “đến vòng thứ ba, lão đầu tiên thấy con cá".

Diễn biến sự việc được nhà văn miêu tả chân thực, đúng như dã xảy ra trong cuộc sông thực. Đốì với một con cá lớn đến như thế trước tiên ông lão nhìn thấy từng bộ phận, ông chỉ tấn công được vào từng bộ phận trước khi nó hiện ra đầy đủ trước mắt ông. Ngay cảm nhận về con cá qua xúc giác của ông cũng có phần gián tiếp vì phải thông qua sợi dây, qua mũi lao nhưng rất mạnh mẽ và ngày một đau đớn nhiều hơn.

Câu 3. Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới: Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ ở đây, từ đó nhận xét mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm.

Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đôi tượng của mình , con cá kiếm giác quan cùa một kẻ đi săn, một kẻ chì nhằm tiêu diệt đối thủ bắt lấy con mồi của mình? Để hiểu được điều này ta đọc kĩ lời trò chuyện của ông với con cá. Đúng là ở đây không phải chỉ là sự cảm nhận mà phải nói là có sự cảm thông. Nếu cảm nhận là chỉ băng động tác thì cảm thông là bàng cả trái tìm, cả tấm lòng.

Ở đây đúng là quan hệ giữa ông lão đánh cả và con cá kiếm không phải chỉ là quan hệ giữa kẻ đi săn và con mồi.

Người đọc có cảm nhận con cá như một nhân vật của tiểu thuyẽt nhờ mối tình cảm và lối biểu hiện như vừa nói. Qua lời trò chuyện của ông đánh cá với con cá, người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn cùa ông cảm thông thấu hiểu và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.

Câu 4. So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?

a) Một là từ vẻ đẹp, sự cao quý cùa con cá kiếm. Hai là từ thái độ, quan hệ giữa ông lão đánh cá là người đi săn và con cá mà nhiều người đã cho rằng : Con cá Kiếm ở đây chính là hình ảnh của ước mơ, lí tưởng mà mỗi người thường theo đuổi trong đời.

b) Đọc kĩ hai đoạn trong văn bản:

- Khi ấy con cá, mang cái chết trong minh sực tỉnh , phóng vút lên khi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền.

- Da cá chuyền từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng mi những cái sọc phô cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cà bàn tay ngươi xòe rộng, còn mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong viễn vọng hay như một thánh trong đám rước..

Để thấy được sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp đẽ cuối cùng của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh và sau đó khi ông lão chiếm được nó. Điều này khiến người đọc nêu câu hỏi phải chăng đó là sự chuyển biến từ ước mơ thành hiên thực. Hiện thực không còn xa vời khó chiếm lĩnh và chính vì vậy không còn huy hoàng đẹp đẽ như trước.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP