Phong cách ngôn ngữ báo chí tiếp theo...

Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) - Soạn bài Phong cách ngôn ng...

0
Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo) - Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí ( tiếp ) - Soạn văn lớp 11

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

1. Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí thể hiện trong bản tin sau.

Ngày 3-2, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng sơn lâm rộng khoáng 5 km2 thuộc núi Giài. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh uỷ An Giang, sau dó là căn cứ dự phòng của tỉnh...

(Lâm Điển, báo Lao động, số 35 - 2004)

Trả lời:

Có thể nói chỉ với bản tin ngắn nêu trên (về việc An Giang đón nhận danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia Ô Tà Sóc) nhưng chúng ta cũng có thể nhận ra được những nét đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí:

Thông tin được dưa ra là thông tin cập nhật, chính xác rõ ràng, nhất là những thông tin về thời gian (ngày 3-2), địa điểm (An Giang, xã..., huyện...), cơ quan cấp, nơi được nhận.

- Văn ngắn gọn, giàu thông tin.

- Đoạn tin gợi được sự hấp dẫn nhất định trong những lời giới thiệu cung cấp thông tin khá ngắn gọn. Thu hút sự chú ý của những người đã từng biết đến địa danh này, đồng thời có thể kích thích sự tò mò khám phá của những người chưa từng đến nơi đây.

2. Viết một phóng sự ngắn mang tính chất thời sự.

Trả lời:

Để viết được bài phóng sự báo chí, trước hết cần phải chủ động xác định được vấn đề đang gây được chú ý của dư luận trong xã hội. Ví dụ như các nguyên nhân dẫn dến tai nạn giao thông, tệ nạn cờ bạc ma tuý, kiểu cách ăn chơi thác loạn của giới trẻ trong các vũ trường,... hoặc những vấn đề gần gũi với lứa tuổi học đường như văn hoá ăn mặc, lí tướng của tuổi trẻ hiện nay,...

Sau khi lựa chọn được đề tài cần chọn lọc những sự kiện tiêu biểu để miêu tả, ghi chép người thực, việc thực có thời gian, địa điểm cụ thể, có số liệu nhằm thể hiện tính thuyết phục (nếu cần), rồi sau đó mới tiến hành viết bài.

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP