1. Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của những lời thoại đó là gì?
Trả lời:
Đoạn trích giảng có mười sáu (16) lời thoại. Rô-mê-ô và Giu-Ii-ét hhông đối thoại với nhau ngay từ đầu. Từ đầu đến lời thoại thứ sáu (6) hai nhân vật này nói về nhau, nhắc đến tên nhau nhưng chưa phải là nói với nhau. Đọc kĩ lại: “Ấy, khe khẽ chứ” là một chi tiết ngôn ngữ cho thấy điều vừa nói. Lại nữa "ÔI giá nàng biết nhỉ!”, “Kìa nàng tìmá lên bàn tay” (nàng:đại từ nhốn xưng ngôi thứ ba số ít). Các tính từ sở hữu ngôi thứ ba số ít của nàng ởlời thoại 1; lời chỉ dẫn in nghiêng nói riêng ởlời thoại thứ 5, và lời lẽ của Giu-li-ét ở các lời thoại thứ 4 và thứ 6. Đó cũng là bằng chứng cho thấy sáu lời thoại đầu không phải là đối thoại. Như thế cảnh Tình yêu và thù hận ởđây là diễn biến qua hai giai đoạn:
- Sáu lời thoại đầu chính là những lời độc thoại nội tâm nhưng được lên thành tiếng thành lời, dù nói khe khẽ, nói một mình, mình nói chỉ để minh nghe (và cả khán giả nghe nữa chứ!)
- Mười lời thoại còn lại hoặc từ lời thứ bảy (7) đến hết ngôn từ của hai nhân vật chuyển sang tình thế đối thoại.
Cùng nên nhắc lại Rô-mê-ô và Giu-li-étlà kịch thơ xen lẫn văn xuôi. Riêng đoạn trích Tình yêu và thù hậntrên đây trong nguyên bản hoàn toàn là thơ.
2. Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rômêô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch.
Trả lời :
Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bôi cảnh hai dòng họ thù địch là:
- Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?
- Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
Sau cuộc gặp gỡ, tình yêu bùng cháy mãnh liệt trong lòng nên Rô-mê-ô ngay giữa đêm khuya hôm đó đã trở lại nhà Ca-piu-lét. Phút này, Rô-mê-ô nhìn rõ Giu-li-ét ở cửa sổ trên cao. Qua lời thoại đầu tiên, tâm trạng Rô-mê-ô là một tâm trạng say đắm.
Tuy đây là lời độc thoại: Rô-mê-ô nói một mình cốt chỉ để mình nghe thôi nhưng tưởng như trong lời độc thoại kia có cả đối thoại nừa. Câu nói của Rô-mê-ô: "Vầng dương đẹp tươi ơi hãy hiện lên đi...”nghe cứ như chàng đang nói với Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Nhưng có lúc thì Rô-mê-ô đang nói với chính mình: "ôi, giá nàng biết nhỉ! Nàng đang nói kia”.
3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Rômêô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
Trả lời:
- Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét.
- Trong tâm trạng đó, Rô-mê-ô chỉ còn nhìn thấy một số điều đó là Giu-li-ét đẹp như một nàng tiên lộng lẫy át cả vẻ đẹp của trăng sao trên bầu trời; chỉ còn biết làm một việc duy nhất là tìm những lời đẹp đẽ nhất, những hình ảnh rực rỡ nhất để ca ngợi nhan sắc tuyệt mĩ của nàng.
- Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.
4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Giuliet để làm rõ tác giả đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
Trả lời:
Tình yêu của Rômêô và Giuliet nảy sinh trong một hoàn cảnh rất éo le, đó là mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Vì thế tâm trạng của Giuliet sau buổi găp gỡ diễn biến rất phức tạp. Nó diễn biến qua các chặng sau:
+ Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rômêô và những lo lắng tình yêu của mình sẽ gặp trở ngại.
+ Vô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rômêô đang đứng trong vườn. Nàng lo lắng cho người yêu.
+ Nàng tin tưởng vào tình yêu của Rômêô và luôn lo lắng cho sự an nguy của chàng.
Giuliet cũng yêu Rômêô tha thiết, nhưng với trái tim phụ nữ nhạy cảm nàng lo lắng cho mối tình đầy ngang trái của mình. Song tâm trạng của Giuliet cho thấy nàng là một cô gái có trái tim biết yêu say đắm, nàng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.
5. Chứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận" đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
Trả lời:
Vấn đề thù hận dòng họ: thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.
Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô.
Như vậy, có thể nói vấn đề tình yêu và thù hận đã được giải quyết dứt khoát qua 16 lời thoại, và trên tinh thần các lời thoại đó của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét, thì tình yêu đã chiến thắng hận thù. Đó là bản chất, sức mạnh, vẻ đẹp của tình yêu con người mà Uy-li-am Sếch-xpia đã ca ngợi trong đoạn trích cũng như trong toàn bộ vở kịch.
Hướng dẫn giải
1. Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau? Hình thức của những lời thoại đó là gì?
Trả lời:
Đoạn trích giảng có mười sáu (16) lời thoại. Rô-mê-ô và Giu-Ii-ét hhông đối thoại với nhau ngay từ đầu. Từ đầu đến lời thoại thứ sáu (6) hai nhân vật này nói về nhau, nhắc đến tên nhau nhưng chưa phải là nói với nhau. Đọc kĩ lại: “Ấy, khe khẽ chứ” là một chi tiết ngôn ngữ cho thấy điều vừa nói. Lại nữa "ÔI giá nàng biết nhỉ!”, “Kìa nàng tì má lên bàn tay” (nàng: đại từ nhốn xưng ngôi thứ ba số ít). Các tính từ sở hữu ngôi thứ ba số ít của nàng ở lời thoại 1; lời chỉ dẫn in nghiêng nói riêng ở lời thoại thứ 5, và lời lẽ của Giu-li-ét ở các lời thoại thứ 4 và thứ 6. Đó cũng là bằng chứng cho thấy sáu lời thoại đầu không phải là đối thoại. Như thế cảnh Tình yêu và thù hận ở đây là diễn biến qua hai giai đoạn:
- Sáu lời thoại đầu chính là những lời độc thoại nội tâm nhưng được lên thành tiếng thành lời, dù nói khe khẽ, nói một mình, mình nói chỉ để minh nghe (và cả khán giả nghe nữa chứ!)
- Mười lời thoại còn lại hoặc từ lời thứ bảy (7) đến hết ngôn từ của hai nhân vật chuyển sang tình thế đối thoại.
Cùng nên nhắc lại Rô-mê-ô và Giu-li-ét là kịch thơ xen lẫn văn xuôi. Riêng đoạn trích Tình yêu và thù hận trên đây trong nguyên bản hoàn toàn là thơ.
2. Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rômêô và Giu-li-et diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch.
Trả lời :
Những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bôi cảnh hai dòng họ thù địch là:
- Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ?
- Em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi.
Sau cuộc gặp gỡ, tình yêu bùng cháy mãnh liệt trong lòng nên Rô-mê-ô ngay giữa đêm khuya hôm đó đã trở lại nhà Ca-piu-lét. Phút này, Rô-mê-ô nhìn rõ Giu-li-ét ở cửa sổ trên cao. Qua lời thoại đầu tiên, tâm trạng Rô-mê-ô là một tâm trạng say đắm.
Tuy đây là lời độc thoại: Rô-mê-ô nói một mình cốt chỉ để mình nghe thôi nhưng tưởng như trong lời độc thoại kia có cả đối thoại nừa. Câu nói của Rô-mê-ô: "Vầng dương đẹp tươi ơi hãy hiện lên đi...” nghe cứ như chàng đang nói với Giu-li-ét đã xuất hiện trên cửa sổ. Nhưng có lúc thì Rô-mê-ô đang nói với chính mình: "ôi, giá nàng biết nhỉ! Nàng đang nói kia”.
3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Rômêô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này.
Trả lời:
- Đây là lời thoại dài nhất và là lời thoại độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại được viết rất trau chuốt với nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, những so sánh bất ngờ, táo bạo. Tất cả nhằm bộc lộ tâm trạng yêu đương nồng cháy, đam mê, ngỡ như không có gì cản được của Rô-mê-ô khi trèo tường đến bên dưới phòng ngủ của Giu-li-ét.
- Đây là tâm trạng của chàng trai mà tình yêu đầy ắp trong tim, đã trào ra và tuôn chạy ào ạt như một khúc nhạc ái tình nồng nàn, ngây ngất, đắm say.
4. Phân tích diễn biến tâm trạng của Giuliet để làm rõ tác giả đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng người thiếu nữ đang yêu.
Trả lời:
Tình yêu của Rômêô và Giuliet nảy sinh trong một hoàn cảnh rất éo le, đó là mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Vì thế tâm trạng của Giuliet sau buổi găp gỡ diễn biến rất phức tạp. Nó diễn biến qua các chặng sau:
+ Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rômêô và những lo lắng tình yêu của mình sẽ gặp trở ngại.
+ Vô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rômêô đang đứng trong vườn. Nàng lo lắng cho người yêu.
+ Nàng tin tưởng vào tình yêu của Rômêô và luôn lo lắng cho sự an nguy của chàng.
Giuliet cũng yêu Rômêô tha thiết, nhưng với trái tim phụ nữ nhạy cảm nàng lo lắng cho mối tình đầy ngang trái của mình. Song tâm trạng của Giuliet cho thấy nàng là một cô gái có trái tim biết yêu say đắm, nàng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.
5. Chứng minh rằng vấn đề "Tình yêu và thù hận" đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này.
Trả lời:
Vấn đề thù hận dòng họ: thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.
Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô.
Gửi 5 năm trước