Tuyên ngôn độc lập - Soạn bài Tuyên...

Tuyên ngôn độc lập - Soạn bài Tuyên ngôn độc lập

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điếm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?

  • "Ngâm thơ ta vốn không ham". Đúng như câu mở đầu Nhật kí trong tù, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương. Nhưng hơn ai hết, Người nhận ra rằng văn chương là một loại vũ khí sắc bén đầy lợi hại để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện hiệu nghiệm để động viên chiến sĩ đồng bào: Nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh cách mạng.

Nay ờ trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong

(Hiện đại thì trung ưng hữu thiết

Thi gia dã yếu hội xung phong)

(Cảm tường đọc *Thiên gia thi* Nam Trân dịch)

- Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.

(Thư gửi các họa sĩ nhân triển lăm hội họa năm 1951)

  • Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến đối tượng thưởng thức văn chương là quần chúng lao động. Theo Người, nhà văn phải luôn đặt câu hỏi cho mình là: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết như thế nào?
  • Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn chương phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng nhất là phải chú ý nêu gương người tốt việc tốt. Tác phẩm văn học do dó phải trong sáng, lôi cuôn, ngôn từ chọn lọc nhưng giản dị không cầu kì, được mọi tầng lớp nhân dân yêu thích.

Câu 2. Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Bác.

a) Văn chính luận: Nhằm đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù: Bản án chế độ thực dân Pháp; Tuyên ngôn Độc lập; Lời kêu gọi toàn quổc kháng chiến (1946); Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966); Di chúc.

b) Truyện và kí: Bằng tiếng Pháp, tiêu biểu là các truyện ngắn: Pa-ri (1922); Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Con người biết mùi hun khói (1922); Đồng tâm nhất trí (1922); “Vi hành” (1923); Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1923); Con rùa (1925).

Ngoài ra còn phải kể đến: Con rồng tre (kịch), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)...

Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc hấp dẫn với cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo và đặc biệt là ý tưởng thâm thuý, rất trí tuệ.

c) Thơ ca: Trên dưới 250 bài in trong các tập: Nhật kí trong tù (133 bài); Thơ Hồ Chí Minh (86 bài); Thơ chữ Hán Hồ Chí Mình (36 bài).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ Việt Nam hiện đại.

Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?

- Ngắn gọn, trong sáng, giản dị.

- Linh hoạt, sáng tạo, hoàn toàn làm chủ trong việc sử dụng các hình thức thể loại, sử dung ngôn ngữ, các bút pháp và thủ pháp nghệ thuật khác nhau phù hợp với mỗi tác phẩm.

- Tư tưởng và hình tượng luôn luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

Phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh:

- Hết sức gián dị, hồn nhiên và tự nhiên.

- Sự hoà hợp độc đáo giữa vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại.

- Chất thép thể hiện trong chất thơ, bản chất chiến sĩ thể hiện ở hình tượng thi sĩ.

- Một nụ cười thoải mái trẻ trung toả sáng trong những trang thơ.

LUYỆN TẬP

1. Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.

BÀI THAM KHẢO

Nhật kí trong tù là tên tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Cuốn nhật kí bằng thơ này ghi lại biết bao điều Người đã chứng kiến và tâm tư của Người trong 2 “mười bốn trăng tê tái gông cùm" ấy. Một trong những bài thơ tức cảnh xinh xắn nhất của tập thơ này phải kể đến bài Chiều tối (Mộ):

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng.

Nguyên tác là:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Dựa vào thứ tự trong tập thơ, Chiều tối được sáng tác sau ngày nhà thơ bị bắt không bao lâu. Bài thơ thể hiện cảm xúc của Người trong một lần trên đường bị giải đi, lúc trời sắp tối, giữa một miền núi.

Chiều tối (Mộ) là thời điểm ánh sáng ban ngày gần tắt hẳn. Lúc này chân trời bị khuất lấp bởi cây rừng và đá núi nên chút ánh sáng còn lại của phút giây ngày sắp hết chỉ có thể thấy được trên đỉnh trời. Do đó, nhà thơ đã đưa mắt lên thật tự nhiên:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mảy trôi nhẹ giữa từng không.

Tạo vật lúc này đang chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vận động mệt mỏi. Trời tối, những con chim sau một ngày tìm mồi kiếm sống cũng đã cảm thấy uể oải cần phải nghỉ ngơi. Tuy là "chim trời", những con chim cũng cố tìm về khu rừng nơi có tổ ấm của mình để ngủ qua đêm chứ không thể dừng lại ở bất kì nơi nào được. Hình ảnh cánh chim chập choạng trên "khoảng trời chiều" vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca:

Chim bay về núi tối rồi.

(Ca dao)

Chim hôm thoi thót về rừng.

(Truyện Kiều)

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.

(Tràng giang - Huy Cận)

Hình ảnh con chim trở về rừng không những báo hiệu cho biết nắng đã dần tắt, bóng tối sắp phủ trùm xuống mà còn cho thấy rõ thêm tâm trạng của người tù bị áp giải trên đường khi ấy là vẫn phải đi, dù muốn dừng bước cũng đâu thể chủ động được, lại không thể có một nơi tạm gọi là tổ ấm để trở về. Hình ảnh ấy cũng làm cho cảm xúc về nỗi xa nhà, xa quê hương, về tình cảnh tù tội, mất tự do sâu sắc hơn. Người đọc nhận ra một nỗi u hoài man mác từ hình ảnh ấy gợi nên.

Tiếp theo hình ảnh con chim về rừng là hình ảnh mà nhà thơ bao quát được khi nhìn lên bầu trời khi ấy:

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.

Nguyên văn: "Cô vân mạn mạn độ thiên không" nghĩa là đám mây lẻ loi chậm chậm đi qua bầu trời. Giữa bầu trời tĩnh lặng, làn mây che mặt trời cũng uể oải, mệt mỏi, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Ngay nhà thơ lúc này cũng không thể khác. Bị giải đi trên đường, chiều tối rồi, Người cũng muốn có chốn nghỉ nhưng biết làm sao được. Cảnh trong hai câu thơ đều thật đẹp và gợi buồn như một bức tranh mực tàu vẽ phác gợi lên nỗi niềm cô quạnh của người tù xa đất nước, xa quê hương, xa bạn bè và quyến thuộc, hiện đang bị trói, bị áp giải. Dù tối rồi, Người vẫn phải tiếp tục cất bươc trên đường thẳm, tuy là đã mỏi mệt, sau một ngày đi đường khó nhọc. Do đó, có người nhận xét là cảnh trong hai câu thơ vừa tương đồng mà cũng vừa tương phản với cảnh ngộ của nhà thơ.

Hết nhìn xa, nhìn bao quát, người tù thi sĩ lại nhìn sang bên đường:

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng.

Nguyên văn: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.

Nghĩa là: "Cô gái nhỏ xóm núi xay ngô. Ngô xay xong, lò sưởi đã hồng".

Từ một khung cảnh thiên nhiên quanh vắng của hai câu thơ đầu, đến hai câu thơ tiếp theo, đã là một bức tranh cuộc sống ấm áp. Đó là hình ảnh một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi. Ở đây có một cô gái nhỏ đang xay ngô, một công việc vất vả nhưng quen thuộc và sau đó là ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Đó là những hình ảnh bình dị về một cuộc sống thường ngày của những người dân lao động. Sau một ngày làm việc khó nhọc ngoài đồng, họ trở về nhà lo bữa ăn tối và nghỉ ngơi. Những hình ảnh đó đã đem đến một cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ. Thấp thoáng trong Nhật kí trong tù có ít nhiều hình ảnh về người phụ nữ, thông thường là phải chịu đựng nhiều cảnh không may (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng). Nhưng ở đây hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" (cô em xóm núi) với bản chất khoẻ khoắn, rắn rỏi của người lao động đã khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm sức sống. Đặc biệt là hình ảnh "lô dĩ hồng", ngọn lửa hồng, xuất hiện trong bóng hiều hôm chập choạng tuy đơn sơ, quen thuộc nhưng thú vị, ấm cúng và đáng yêu xiết bao! Về câu thơ cuối bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: Với một chữ "hồng", Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lèn khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ "hồng" trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là "con mắt thơ" (thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt), nó sáng bùng lên, nó cản lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dấu nặng đến mấy đi chăng nữa.

Với chữ "hồng" đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhàn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đèm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác.

(Hoàng Trung Thông)

Thật đúng như thế. Cảnh đang buồn, nhưng với ngọn lửa hồng ấm áp bên bếp gia đình, bỗng hoá vui. Cả tâm trạng nhà thơ cũng từ mệt mỏi, cô quạnh bất chợt đã ấm lên cùng ngọn lửa. Bài thơ với ba câu đầu tưởng đâu đã dừng lại ở những cảm xúc thường gặp ở thơ xưa về cảnh chiều tôi: một nỗi buồn mênh mang:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sống cho buồn lòng ai.

(Thôi Hiệu - Tản Đà dịch)

hay một nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi:

Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng.

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

ngờ đâu lại chuyển sang tiếng "reo vui trên ngọn lửa hồng nơi xóm núi" của tâm hồn Bác "quên hẳn mình là một người tù chưa được dừng chân trên con đường dày ải tối tăm (Nguyễn Đăng Mạnh - Những vần thơ quên mình của Bác).

Như vậy, bài thơ Chiều tối được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh riêng. Bài thơ tuy tả cảnh "Chiều tối" mà cuối cùng lại sáng. Đúng như nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Bức tranh Chiều tôi của Người lại có được cái ấm áp và niềm vui như thế là vì Người có một bản lĩnh rất cao, tâm hồn Người luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Đặc biệt là Người có một tấm lòng nhân ái bao la: "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy nặng phù sa" (Bác ơi! - Tố Hữu). Cao cả biết bao là chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh!

2. Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc Nhật kí trong tù.

- Lòng nhân đạo là đức tính cao đẹp nhất của Bác Hồ. Tình cảm này vừa cụ thể vừa bao la, vừa ở nhận thức vừa ở hành động.

- Một tâm hồn nhạy cảm và dễ rung động trước tạo vật và lòng người: “Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao".

- Tinh thần thép kiên cường đi đôi với tâm hồn nhạy cảm, đậm chất trữ tình.

- Nhật kí thể hiện nhân cách của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng".

- Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: cổ điển và hiện đại.


Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP