Chiều tối - Hồ Chí Minh - Soạn...

Chiều tối - Hồ Chí Minh - Soạn bài Chiều tối- Soạn văn lớp 11

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

1. So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác (chú ý câu 2 và câu 3).

  • Câu 1 dịch khá sát.
  • Trong câu 2, bản dịch chưa dịch chữ "cô" (cô đơn, lẻ loi) trong "cô vân"; chữ "mạn mạn" dịch "trôi nhẹ" là chưa sát.
  • Câu 3 dịch thơ chưa phù hợp: "Thiếu nữ" dịch là "Cô em" không hợp với cách nói của Bác; thừa chữ "tối" làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm - qua hình ảnh lò than rực hổng).
  • Câu 4 dịch tương đối thoát ý.

2. Phân tích bức tranh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trong hai câu thơ đầu.

Cảnh “Chiều tối” là cảnh bao la núi rừng buồn vắng giữa phút ngày tàn. Để tả cảnh này, nhà thơ dùng nhừng hình ảnh chim mỏi, chòm mầy lèthiếu nữ xóm núi xay ngô tối.

Chìm mỏi tuy gợi buồn thương nhưng về rừng tìm cây ngủ liền sau đó ỉạỉ có chút gì ấm áp.

Cũng vậy, chòm mây lè tuy gợi cảm tưởng đơn độc, buồn bã nhưng liền sau đó là trôi nhẹ lại cho thấy chút gì ung dung, thanh thản, gợi cảm tưởng phóng khoáng.

Trong thơ ca cổ điển phương Đông, cánh chim bay về tổ thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà: "Chim bay về núi tối rồi" (Ca dao), ... Như vậy, cánh chim chiều vừa mang ý nghĩa không gian, vừa mang ý nghĩa thời gian. Trong thơ Bác cũng thế, có khác chăng đây không phải là cánh chim "bay" (quan sát trạng thái vận động bên ngoài của sự vật) mà là cánh chim "mỏi" (cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật, một cảm nhận của con người hiện đại trên cơ sở ý thức sâu sắc của "cái tôi" cá nhân trước ngoại cảnh). Có thể thấy một sự gần gũi, tương đồng giữa con người và cánh chim kia: suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim kia đã mệt mỏi và người tù cũng rã rời sau một ngày lê bước trên con đường đày ải - trong ý thơ có cả sự hoà hợp và cảm thông giữa con người với thiên nhiên, tạo vật mà cội nguồn của tình yêu thương ấy chính là tình yêu mênh mông của Bác.

3. Bức tranh đời sống được cảm nhận trong hai câu sau như thế nào?

Trong bức tranh Chiều tối, nổi bột lên một màu rực hồng của lò than ấm tạo thành một cảm giác vui tươi bình yên. Tác giả đưa màu sắc ấy vào rết hợp lí vì khống những đúng với hiện thực mà còn đũng cả với tâm trạng cửa mình.

Hai câu cuối tạo nên một nhịp điệu đều và khoẻ khoắn, đó là do sự vắt dòng giữa cụm từ "ma bao túc" ở câu 3 với "bao túc ma hoàn" ở câu 4.

Sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng như diễn tả cái vòng quay không dứt của động tác xay ngô - qua đó có thể thấy cô gái thật chăm chỉ, cần mẫn với công việc của mình.

Đáng chú ý hơn, đến câu thơ này, không gian mở ban đầu ngày càng được thu nhỏ lại: từ cảnh trời mây bao la đến cảnh cô gái xay ngô và cuối cùng là cảnh bếp lửa hồng. Đổng thời câu thơ cũng xác định rõ hơn sự vận động của thời gian: "Nguyên văn không có chữ tối mà tự nhiên nói đến: thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi "ma bao túc... bao túc ma hoàn..." và đến khi cối xay dừng thì "lô dĩ hồng", lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên" (Theo Lê Trí Viễn). Như vậy, bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên, nghĩa là buổi chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối, nhưng không phải là đêm tối lạnh lẽo, âm u (theo quy luật cảm nhận của người xưa: ấm trong lạnh tối) mà là đêm tối ấm áp, bừng sáng bởi ngọn lửa hồng. Nếu ta hình dung bài thơ là một bức tranh thì chính cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã mang lại cái thần sắc cho toàn cảnh và dường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người đang cất bước đường xa kia.

Đó cũng chính là bức tranh chiều tối

4. Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ.

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là mượn không gian diễn tả thời gian, mượn ánh sáng âế nổi bóng tối và đặc biệt là mượn ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm. Nói cách khác đây là một bài thơ tả cảnh ngụ tình.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP