Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - phong...

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1. Hãy chỉ ra những phép tu từ thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật?

Để tạo ra tính hình tượng của ngồn ngữ nghệ thuật cổ các phép tu từ thường được sử dụng như; so sánh, nhân hóa, án dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh.

Ví dụ: “Cầu cong như chiếc lược ngà. Sông dài mái tôc cung nga buông hờ” (phép so sánh),

hay “Rơm bọc tôi như kèn bọc tằm

Tôi thao thức trong hương mật ong của lúa

Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm

Của những cọng rơm xơ xác, gầy gò”.

(Nguyễn Duy)

(nhiều phép tu từ).

Câu 2. Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa), đặc trưng nào là tiêu biểu của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Vì sao?

Trong ba đặc trưng (tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa) đặc trưng tính hình tượng chính là đặc trưng tiêu biểu, bởi vì dây chính là phương tiện và cũng là mục đích sáng tạo nghệ thuật. Hơn nữa, trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm. Sau này, cách chọn lọc từ ngữ, sử dụng câu để xây dựng hình tượng nghệ thuật thể hiện cá tính sáng tạo nghệ thuật.

Câu 3: Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó.

a. Điền từ "canh cánh"

b. Dòng thơ thứ ba điền từ "rắc", dòng thơ thứ tư điền từ "giết"

Câu 4. Có nhiều bài thơ của các giả khác nhau viết vê mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng vê từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện tính cá thể trong ngôn ngữ. Hãy so sánh để thấy những nét riêng đó trong ba đoạn thơ (xem SGK, trang 102).

Có thể thấy nét riêng của ba đoạn thơ đó ở các phương diện: hình tượng, cảm xúc và ngôn ngữ.

  • Hình tượng: Thơ Nguyễn Khuyến: bầu trời bao la, trong xanh, tĩnh lặng, nhẹ nhàng. Thơ Lưu Trọng Lư: âm thanh xào xạc của lá vàng lúc chuyển mùa. Thơ Nguyễn Đình Thi: sức hồi sinh của dân tộc trong mùa thu.
  • Cảm xúc: Nguyễn Khuyến trong sáng, tĩnh lặng; Lưu Trọng Lư bàng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng; Nguyễn Đình Thi cảm nhận sự hồi sinh của dân tộc trong mùa thu đất nước.
  • Từ ngữ: Nguyễn Khuyến: chỉ mức độ về khoảng cách, màu sắc, trạng thái hoạt động; Lưu Trọng Lư: âm thanh gợi cảm xúc; Nguyễn Đình
  • Thi: miêu tả trực tiếp hình ảnh và cảm xúc.

Ba nét riêng của ba phong cách thơ: - cổ điển.

-Lãng mạn.

-Lãng mạn cách mạng.

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP