Câu 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào.
Trả lời:
Người hiền lành trong truyện này là Tấm, còn người ác là hai mẹ con Cám. Cái xấu của Cám trước tiên là ở bản tính lừa gạt. Đi bắt tép, Tấm bắt được đầy giỏ, Cám lừa Tấm hụp xuống ao sâu rồi trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, mặc cho chị mình xách giỏ không về nhà chịu sự hành hạ nhiếc mắng của bà dì ghẻ. Sau việc làm xấu xa đó Cám cùng mẹ lao tiếp vào những tội ác. Mẹ Cám lừa cho Tấm đi chài) trâu đồng xa để ở nhà hai mọ con ăn thịt bống. Mụ bắt Tấm nhặt thóc lẫn với gạo để giam Tấm lạì trong nhà không cho Tấm được đi xem hội với mọi người. Mụ lại xui Tấm trèo cau để chặt cây cho Tâm ngã chết lại lột áo quần của Tấm cho con mình mặc rồi đưa vào cung để thế chị. Rồi lại xui làm thịt chim vàng anh ,xui chặt cây xoan đào, xui đốt khung cửi chỉ cốt để diệt tận gốc Tấm. Có thể nói mụ dì ghẻ là hiệu thân của cái ác. Mụ cố tìm cách hại chết Tấm hết cách này lại đến cách khác.
Câu 2. Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
Tấm hiền lành nhẫn nhịn. Mụ dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ với mình hành hạ mình mọi thứ, thế mà Tấm vẫn không hề oán trách gì. Tấm như cam tâm với số phận hẩm hiu của mình. Tuy luôn bị mẹ ghẻ và em khinh thường, hành hạ nhưng Tấm cũng luôn được Bụt hiện ra giúp đỡ. Bụt bày Tấm nuôi con bông làm bạn cho đời bớt cô quạnh. Bống bị mẹ con Cám ăn thịt, Bụt bày Tâm chôn xương nó vào hũ để sau này có được áo quần giày dép cho Tấm mặc đi dự hội. Ở Tấm có sự chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn đầu còn yếu đuôi, thụ động, mỗi lúc gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc không biết làm gì và chỉ biết nhờ vào sự giúp đỡ của Bụt. Nhưng ở giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Không còn có sự giúp đỡ trực tiếp của Bụt, Tấm đã hóa kiếp nhiều lần: Tấm thành chim rồi thành cây xoan đào, thành khung cửi rồi thành quả thị thơm, cô gái quê biết têm trầu cánh phượng. Cuối cùng, Tấm cũng đã trở về với kiếp người để giành lại hạnh phúc cho mình. Vì sao có sự tiến triển trong hành động của Tấm? Hẳn là lúc đầu chưa ý thức rõ về thân phận của mình, vả lại mâu thụẫn giai cấp cũng chưa căng thẳng, lại được Bụt trực tiếp giúp đỡ nên Tấm còn thụ động. Nhưng dần về sau, mâu thuẫn giai cấp ngày càng quyết liệt, biến thành xung đột một mất một còn, khiến Tấm phải kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Ở bất kì hoàn cảnh nào, dù mang lốt người, lốt chim, hay lốt cây, Tấm vẫn hiền lành tốt nết. Tấm đã biến hóa nhiều kiếp. Quá trình biến hóa ấy đã thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm, tiêu biểu cho cái thiện mà không một kẻ ác nào có thể tiêu diệt được, nghĩa là cái tốt, cái thiện sẽ còn mãi mãi. Bị cản trở, bị giết hại nhưng Tấm chỉ tạm thời chết đi. Chim vẫn thốt lên tiếng nói của Tấm, cây xoan đào thành khung cửi vẫn phát ra lời nói của Tấm. Sức sống ấy tồn tại mãi một cách tuyệt vời. Sau quá trình biến hóa, Tấm trở lại làm người xinh đẹp hơn xưa. Nếu theo thuyết luân hồi của đạo Phật, người hiền lành sẽ tìm thấy hạnh phúc ở kiếp sau ở một cõi nào khác thì theo dân gian, Tấm đã tìm lại hạnh phúc ngay ở kiếp này, ngay trong cuộc đời này. Đúng là tư tưởng đạo Phật đã dược cải biến mang tính thực tiễn cao.
Câu 3. Suy nghĩ vê hành động trả thù của Tấm đối với Cám
Trả lời:
Về hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ngườii cho rằng Tấm hành động như vậy là đúng, mẹ con Cám tội ác chất chồng, đáng bị trừng trị như vậy; có ý kiến lại cho rằng Tấm quá nhẫn tâm. HS có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình đối với hành động trả thù cuối truyện của Tấm. cần chú ý:
- Tấm là nhân vật của cổ tích: nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng; nhân vật thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật, mọi hành động của nhân vật chịu sự chi phôi ấy; nhân vật cổ tích không có tính cách, không có suy nghĩ để đắn đo, lựa chọn...
- Truyện Tấm Cám tập trung thể hiện đạo lí của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,... Mẹ con Cám ra tay giết hại Tấm hết lần này đến lượt khác, có thể nói tội ác trùng trùng, song chúng chỉ có một lần chết - cái chết ấy phải diễn ra như thế nào để tương xứng với những tội ác của chúng. Tấm chỉ là nhân vật thực hiện đạo lí đó của nhân dân mà thôi.
Câu 4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện?
Trả lời:
- Mâu thuẫn giữa Tấm vối mẹ con Cám trước hết là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng, một vấn đề của đạo đức xã hội thời phong kiến. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.
- Câu chuyện còn phản ánh sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả... Tấm là đại diện cho cái thiện, sự ngay luật và siêng năng cần cù. Mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, sự giả đối và lười biếng... Chính vì vậy mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng trở thành vấn đề xung đột giữa các thế hệ thiện và ác.
- Tấm và mẹ con Cám còn có mối quan hệ giữa người bị áp bức với kẻ áp bức. Cho nên, cuộc đấu tranh của những người nhỏ bé, bất hạnh như cô Tấm là cuộc đấu tranh cho công bằng chính nghĩa.
LUYỆN TẬP
Tấm Cám là một truyện cổ tích thần kì tiêu biểu, do đó đã thể hiện khá đầy đủ những đặc trưng của loại truyện cổ tích này.
Yếu tố thần kì trong truyện thể hiện ở chỗ truyện có nhân vật thần kì là Bụt, có vật thần kì là xương cá bống và bản thân nhân vật chính là Tấm cũng cố sự biến hóa thần kì như chúng ta đã phân tích ở trên.
Về mặt kết cấu, truyện cổ tích thần kì có hai dạng kết cấu chính:
Truyện về người đi tìm: Phải trải qua nhiều thử thách, gian truân nhiều khó khăn, người đi tìm mới tìm được đối tượng đã bị mất. Chẳng hạn công chúa bị bắt cóc, chàng trai dũng sĩ cất công đi tìm và cứu được công chúa.
Truyện về nạn nhân: Phải trải qua nhiều hoạn nạn, gian lao, khổ sở cuôì cùng nạn nhân mới hưởng được hạnh phúc.
Nhiều truyện cổ tích có kết cấu kết hợp cả hai dạng kết cấu vừa nói.
Hướng dẫn giải
Câu 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào.
Trả lời:
Người hiền lành trong truyện này là Tấm, còn người ác là hai mẹ con Cám. Cái xấu của Cám trước tiên là ở bản tính lừa gạt. Đi bắt tép, Tấm bắt được đầy giỏ, Cám lừa Tấm hụp xuống ao sâu rồi trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, mặc cho chị mình xách giỏ không về nhà chịu sự hành hạ nhiếc mắng của bà dì ghẻ. Sau việc làm xấu xa đó Cám cùng mẹ lao tiếp vào những tội ác. Mẹ Cám lừa cho Tấm đi chài) trâu đồng xa để ở nhà hai mọ con ăn thịt bống. Mụ bắt Tấm nhặt thóc lẫn với gạo để giam Tấm lạì trong nhà không cho Tấm được đi xem hội với mọi người. Mụ lại xui Tấm trèo cau để chặt cây cho Tâm ngã chết lại lột áo quần của Tấm cho con mình mặc rồi đưa vào cung để thế chị. Rồi lại xui làm thịt chim vàng anh ,xui chặt cây xoan đào, xui đốt khung cửi chỉ cốt để diệt tận gốc Tấm. Có thể nói mụ dì ghẻ là hiệu thân của cái ác. Mụ cố tìm cách hại chết Tấm hết cách này lại đến cách khác.
Tấm hiền lành nhẫn nhịn. Mụ dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ với mình hành hạ mình mọi thứ, thế mà Tấm vẫn không hề oán trách gì. Tấm như cam tâm với số phận hẩm hiu của mình. Tuy luôn bị mẹ ghẻ và em khinh thường, hành hạ nhưng Tấm cũng luôn được Bụt hiện ra giúp đỡ. Bụt bày Tấm nuôi con bông làm bạn cho đời bớt cô quạnh. Bống bị mẹ con Cám ăn thịt, Bụt bày Tâm chôn xương nó vào hũ để sau này có được áo quần giày dép cho Tấm mặc đi dự hội. Ở Tấm có sự chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn đầu còn yếu đuôi, thụ động, mỗi lúc gặp khó khăn Tấm chỉ biết khóc không biết làm gì và chỉ biết nhờ vào sự giúp đỡ của Bụt. Nhưng ở giai đoạn sau, Tấm đã kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Không còn có sự giúp đỡ trực tiếp của Bụt, Tấm đã hóa kiếp nhiều lần: Tấm thành chim rồi thành cây xoan đào, thành khung cửi rồi thành quả thị thơm, cô gái quê biết têm trầu cánh phượng. Cuối cùng, Tấm cũng đã trở về với kiếp người để giành lại hạnh phúc cho mình. Vì sao có sự tiến triển trong hành động của Tấm? Hẳn là lúc đầu chưa ý thức rõ về thân phận của mình, vả lại mâu thụẫn giai cấp cũng chưa căng thẳng, lại được Bụt trực tiếp giúp đỡ nên Tấm còn thụ động. Nhưng dần về sau, mâu thuẫn giai cấp ngày càng quyết liệt, biến thành xung đột một mất một còn, khiến Tấm phải kiên quyết đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Ở bất kì hoàn cảnh nào, dù mang lốt người, lốt chim, hay lốt cây, Tấm vẫn hiền lành tốt nết. Tấm đã biến hóa nhiều kiếp. Quá trình biến hóa ấy đã thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm, tiêu biểu cho cái thiện mà không một kẻ ác nào có thể tiêu diệt được, nghĩa là cái tốt, cái thiện sẽ còn mãi mãi. Bị cản trở, bị giết hại nhưng Tấm chỉ tạm thời chết đi. Chim vẫn thốt lên tiếng nói của Tấm, cây xoan đào thành khung cửi vẫn phát ra lời nói của Tấm. Sức sống ấy tồn tại mãi một cách tuyệt vời. Sau quá trình biến hóa, Tấm trở lại làm người xinh đẹp hơn xưa. Nếu theo thuyết luân hồi của đạo Phật, người hiền lành sẽ tìm thấy hạnh phúc ở kiếp sau ở một cõi nào khác thì theo dân gian, Tấm đã tìm lại hạnh phúc ngay ở kiếp này, ngay trong cuộc đời này. Đúng là tư tưởng đạo Phật đã dược cải biến mang tính thực tiễn cao.
Câu 3. Suy nghĩ vê hành động trả thù của Tấm đối với Cám
Trả lời:
Về hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám, có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau. Có ngườii cho rằng Tấm hành động như vậy là đúng, mẹ con Cám tội ác chất chồng, đáng bị trừng trị như vậy; có ý kiến lại cho rằng Tấm quá nhẫn tâm. HS có thể tự do trình bày suy nghĩ của mình đối với hành động trả thù cuối truyện của Tấm. cần chú ý:
- Tấm là nhân vật của cổ tích: nhân vật cổ tích là nhân vật chức năng; nhân vật thể hiện tinh thần, thái độ, cách đánh giá của nhân vật, mọi hành động của nhân vật chịu sự chi phôi ấy; nhân vật cổ tích không có tính cách, không có suy nghĩ để đắn đo, lựa chọn...
- Truyện Tấm Cám tập trung thể hiện đạo lí của nhân dân ta: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,... Mẹ con Cám ra tay giết hại Tấm hết lần này đến lượt khác, có thể nói tội ác trùng trùng, song chúng chỉ có một lần chết - cái chết ấy phải diễn ra như thế nào để tương xứng với những tội ác của chúng. Tấm chỉ là nhân vật thực hiện đạo lí đó của nhân dân mà thôi.
Câu 4. Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện?
Trả lời:
- Mâu thuẫn giữa Tấm vối mẹ con Cám trước hết là mâu thuẫn dì ghẻ con chồng, một vấn đề của đạo đức xã hội thời phong kiến. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc kế thừa tài sản và hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên (con cái) trong gia đình.
- Câu chuyện còn phản ánh sự xung đột giữa cái thiện và cái ác, cái thật và cái giả... Tấm là đại diện cho cái thiện, sự ngay luật và siêng năng cần cù. Mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, sự giả đối và lười biếng... Chính vì vậy mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng trở thành vấn đề xung đột giữa các thế hệ thiện và ác.
- Tấm và mẹ con Cám còn có mối quan hệ giữa người bị áp bức với kẻ áp bức. Cho nên, cuộc đấu tranh của những người nhỏ bé, bất hạnh như cô Tấm là cuộc đấu tranh cho công bằng chính nghĩa.
LUYỆN TẬP
Tấm Cám là một truyện cổ tích thần kì tiêu biểu, do đó đã thể hiện khá đầy đủ những đặc trưng của loại truyện cổ tích này.
Yếu tố thần kì trong truyện thể hiện ở chỗ truyện có nhân vật thần kì là Bụt, có vật thần kì là xương cá bống và bản thân nhân vật chính là Tấm cũng cố sự biến hóa thần kì như chúng ta đã phân tích ở trên.
Về mặt kết cấu, truyện cổ tích thần kì có hai dạng kết cấu chính:
Nhiều truyện cổ tích có kết cấu kết hợp cả hai dạng kết cấu vừa nói.
Tấm Cám có dạng kết cấu truyện về nạn nhân.
Gửi 6 năm trước