Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính -...

Đọc thêm: Tương Tư - Nguyễn Bính - Soạn bài Tương tư- Soạn văn lớp 11

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

1.Anh chị có cảm nhận gì về nỗi nhớ mong và lời kể lể trách móc của chàng trai trong bài thơ trên ?

Trong bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã nói lên nồi tương tư nghìn đời của những lứa đôi, Ngay những lời mở đầư đã võ ra một nỗi tương tư chan chứa cả cảnh sắc thôn làng:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đổng,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Chỉ vì có một chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng say cô gái thôn Đông mà cuối cùng đã thành thôn Đoài nhớ thôn Đông. Cách nói bóng gió tạo được một hiệu quả không ngờ là hai miền không gian đang nhớ nhau. Điều này đâu phải vô cớ. Khi người ta tương tư, cảnh vật xung quanh cũng ngập tràn nhung nhớ. Người ta còn nhìn bàng đôi mắt khách quan nữa đâu. Cảnh vật nhuốm màu tương tư rồi. Câu thứ hai đặc Nguyền Bính. Ấy là giọng kể lể. Một câu thơ dường như được viết toàn bằng số từ! Không gian tương tư thật rõ. Câu bát có xu hướng kéo dài, nó càng dài hơn bởi giọng kể ỉể và chất đầy những số từ thậm xưng theo lối thành ngữ. Mỗi người đứng một đầu câu thơ, thăm thẳm, vời vợi. Giữa họ là một khoảng trời diệu vợi. Nỗi tương tư giăng mắc một nhịp cầu "chín nhớ, mười mong”, khởi lên từ đầu này và chấp chới và mơ mòng tới đầu kia. Kế đố là một sự lí giải:

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

So sánh mình với giời, ngông là thế mà thấy cũng chấp nhận được! Bởi cả hai có cùng một cân bệnh, Tôigiời hóa ra là kẻ đồng bệnh. Ấy thế mà chưa hết đâu, cái Tôi này xem ra còn hạ thấp cả Giời nữa. “Gió mưa là bệnh của giời”, thì bệnh ấy là một thứ tật, một thói hư, giời giở chứng ra! Còn “Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng thì là một căn bệnh mắc phải do “ngoại nhập”. Từ ngày yêu nàng, tôi mới mắc bệnh này. Coi tương tư là một thứ “bệnh” mới kể lể được những khổ sở của cái Tôi, mang bệnh. Mà bệnh này đã mắc thì phi em ra vô phương cứu chữa! Trong câu thơ thấy có cái giọng chấp nhận một thực tế, một quy luật tất yếu không cưỡng lại nổi. Tôi hiện ra vừa như một tình nhân đắm đuối vừa như một nạn nhân tự nguyện rước bệnh, rước khổ sở vào thân!

Có phải khi yêu, lời chân thành nào cũng hóa khôn ngoan thế chăng? Có phải thế là sự khôn ngoan của trái tim?

2. Theo anh chị cách bài tỏ tình yêu trong bài thơ , giọng điệu , cách ví von so sánh .. ở bài này có gì đáng lưu ý ?

Vậy là trong thẳm sâu tâm lí, Tương tư chính là khao khát hạnh phúc lứa đôi. Khao khát ấy tràn ra trong giọng điệu khi kể lể, phân trần, khi giận hờn, trách móc. Khao khát ấy còn được kí thác vào những cặp dôi giấu mình suốt dọc cả bài thơ. Ban đầu những đôi ấy còn xa xôi, càng về sau càng xích lại gần:

Tương tư ở Nguyễn Bính là mơ ước, khao khát chuyện nhân duyên! Thực ra, những cặp hình ảnh kia vẫn chưa thành đôi hẳn, mới chỉ dạng tiềm năng, để ngỏ và chờ đợi. Vâng, đợi chờ một vì cứu tinh” duy nhất là Em. Em đến, trầu cau sẽ thắm lại và tất cả sẽ kết thành đôi. Bệnh tương tư sẽ được cứu chữa! Nỗi khổ sở hết giày vò! vân vân và vân vân...

Nhưng em có biết không, khi tất cả những điều kia đã thành thì cũng là lúc nỗi tương tư bắt đầu được giải tỏa..

(Chu văn Sơn)

3. Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có " Hồn xưa của đất nước" qua bài thơ anh chị có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?

Lời nhận định của Hoài Thanh rằng trong thơ Nguyễn Bính có "hồn xưa đất nước" rất đúng với bài thơ. Dưới mắt ông, những cảnh sắc thông thường ở thôn quê cũng rất gợi cảm, đâu chỉ ánh trăng mới đẹp, mà cảnh mưa phùn gió bấc, hoa xoan, đường lầy hay nắng lửa trưa hè vẫn cứ làm ta xúc động, nhớ thương. Đó là tài năng của ông. Giọng ông vừa cất lên, người ta đã nhận ngay ra hình bóng quê hương làng mạc. Cách ăn nói nghĩ ngợi của bà con làng xóm đã thấm vào Nguyễn Bính. Nhiều khi không hẳn là nghĩa chữ, ý câu mà chỉ bằng cái giọng nói, cái cách nói, Nguyễn Bính đã gửi gắm, giao hoà tâm hồn chúng ta vào trong hồn của quê hương dân dã.

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP