Câu 1. Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
Trương Phi phẫn nộ đòi giết chết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào là phản bội lời thề tại vườn đào là trượng phu lại thờ hai chúa.
Trong lúc mâu thuẫn thứ nhất giữa Quan Công với Trương Phi còn đang giằng co chưa giải quyết, tác giả lại đưa thêm mâu thuẫn thứ hai giữa Quan Cổng và Sái Dương. Dẫn một đoàn quân với cờ Tào, Sái Dương đến hỏi tội Quan Công vì Quan Công đã giết chết Tân Kì, cháu ngoại của y. Đúng là như đổ dầu vào lửa. Sự cố mặt của Sái Dương càng làm cho mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi càng thêm gay gắt. Lúc này, Trương Phi càng tin chắc rằng Quan Công đã vâng mệnh Tào Tháo dẫn quân về bắt mình. Mâu thuẫn sau càng làm cho mâu thuẫn trước cảng thẳng thêm nhiều. Nhưng Quan Công tiếp đổ, đã chấp nhận điều kiện của Trương Phi là sau ba hồi trống phải chém được Sái Dương, tiếng trống gấp rút nổi lên nhưng chưa dứt một hồi, dầu Sái Dương đã lăn xuống đất. Mâu thuẫn thứ hai được giải quyết. Nhờ đó, mâu thuẫn thứ nhất cũng tiêu tan.
Cách xây dựng mâu thuẫn như thế tạo nên một tình thế dồn ép nhân vật phải tự bộc lộ, vừa khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật vừa tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt cho hồi truyện này.
Câu 2. Vì sao có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là“Hồi trống Cổ Thành”?
Đoạn trích có nhan đề Hồi trống Cổ Thành. Hồi trông có ý nghĩa gì? Tam quốc diễn nghĩa lây đề tài chiến trận ở đây nổi bật lên là gươm giáo tài nghệ và khí phách. Không khí chung của tác phẩm là thượng võ. Tất cả mọi việc mọi vấn đề, trong đó có cả quan hệ tình cảm cá nhân, cách đối nhân xử thế... đều được giải quyết trên chiến trường. Mọi thứ dược thua hư thực đều giải quyết bằng tài năng, khí phách. Mọi thứ đều phải rõ ràng rành mạch. Do đó Hồi trống cổ Thành là hồi trống của sự rõ ràng, rành mạch và dứt khoát.
Hồi trống là tình nghĩa anh em vườn đào thề nguyện gắn bó keo sơn. Hồi trống cũng là điều kiện, là quan tòa phán xét phơi bày nỗi nghi ngờ của Trương Phi và cũng giải thoát nỗi oan ức cho Quan Công. Nhất là Trương Phi lại trực tiếp đánh lên hồi trông khiến không khí trận mạc càng rõ.
Bởi vậy, Hồi trống Cổ Thành ở đây trở thành biểu tượng cho lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm, tinh thần công minh chính trực.
Câu 3. Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi" còn là nóng lòng muôn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ khống phải chĩ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Điều này hoàn toàn chính xác. Trương Phi là con người “thẳng như tên bắn, sáng như tấm gương soi". Nhân vật này không chấp nhận sự quanh co lắt léo. Với Trương Phi đen, trắng, dở, hay, xấu, tết., rõ ràng. Kẻ thù, với nhân vật này chỉ nói chuyện bằng gươm giáo. Bởi vậy, nghe Quan Công đến, ông đỗ “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm". Chẳng nói chẳng rằng vác mâu lên ngựa đi tắt ra cửa bắc” chạy tới đâm Quan Công. Còn hàng loạt chi tiết nữa đủ để cho thấy tính cương trực của Trương Phi. Chẳng hạn, Trương Phi trói Đốc Bưu vì hắn đòi đút lót. Trương bẻ cành liễu vừa chửi mắng vừa đánh, đánh đến gẫy luôn mười cành mới chịu thôi. Hay lúc Lưu Bị “tam cô' mao lư”, gặp Khổng Minh ngủ ngày kiên nhẫn chờ còn Trương Phỉ chịu không được nói: “Để tôi ra sau nhà châm mồi lửa xem hắn có dậy không”.
Câu 4. Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trưong Phỉ thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa Tam quốc?
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trông thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc.
Ý vị của Tam Quốc là không khí chiến trận. Để hiểu rõ ý nghĩa câu nói trên (xin xem lại câu 2).
Hướng dẫn giải
Câu 1. Tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?
Trương Phi phẫn nộ đòi giết chết Quan Công vì khăng khăng buộc tội Quan Công ở với Tào là phản bội lời thề tại vườn đào là trượng phu lại thờ hai chúa.
Trong lúc mâu thuẫn thứ nhất giữa Quan Công với Trương Phi còn đang giằng co chưa giải quyết, tác giả lại đưa thêm mâu thuẫn thứ hai giữa Quan Cổng và Sái Dương. Dẫn một đoàn quân với cờ Tào, Sái Dương đến hỏi tội Quan Công vì Quan Công đã giết chết Tân Kì, cháu ngoại của y. Đúng là như đổ dầu vào lửa. Sự cố mặt của Sái Dương càng làm cho mâu thuẫn giữa Quan Công và Trương Phi càng thêm gay gắt. Lúc này, Trương Phi càng tin chắc rằng Quan Công đã vâng mệnh Tào Tháo dẫn quân về bắt mình. Mâu thuẫn sau càng làm cho mâu thuẫn trước cảng thẳng thêm nhiều. Nhưng Quan Công tiếp đổ, đã chấp nhận điều kiện của Trương Phi là sau ba hồi trống phải chém được Sái Dương, tiếng trống gấp rút nổi lên nhưng chưa dứt một hồi, dầu Sái Dương đã lăn xuống đất. Mâu thuẫn thứ hai được giải quyết. Nhờ đó, mâu thuẫn thứ nhất cũng tiêu tan.
Cách xây dựng mâu thuẫn như thế tạo nên một tình thế dồn ép nhân vật phải tự bộc lộ, vừa khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật vừa tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn đặc biệt cho hồi truyện này.
Câu 2. Vì sao có thể đặt nhan đề cho đoạn trích là“Hồi trống Cổ Thành”?
Đoạn trích có nhan đề Hồi trống Cổ Thành. Hồi trông có ý nghĩa gì? Tam quốc diễn nghĩa lây đề tài chiến trận ở đây nổi bật lên là gươm giáo tài nghệ và khí phách. Không khí chung của tác phẩm là thượng võ. Tất cả mọi việc mọi vấn đề, trong đó có cả quan hệ tình cảm cá nhân, cách đối nhân xử thế... đều được giải quyết trên chiến trường. Mọi thứ dược thua hư thực đều giải quyết bằng tài năng, khí phách. Mọi thứ đều phải rõ ràng rành mạch. Do đó Hồi trống cổ Thành là hồi trống của sự rõ ràng, rành mạch và dứt khoát.
Hồi trống là tình nghĩa anh em vườn đào thề nguyện gắn bó keo sơn. Hồi trống cũng là điều kiện, là quan tòa phán xét phơi bày nỗi nghi ngờ của Trương Phi và cũng giải thoát nỗi oan ức cho Quan Công. Nhất là Trương Phi lại trực tiếp đánh lên hồi trông khiến không khí trận mạc càng rõ.
Bởi vậy, Hồi trống Cổ Thành ở đây trở thành biểu tượng cho lòng trung nghĩa, cho tinh thần dũng cảm, tinh thần công minh chính trực.
Câu 3. Có ý kiến cho rằng“nóng như Trương Phi còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nẩy do cá tính gàn dở. Anh (chị) có đồng ý không? Vì sao?
Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi" còn là nóng lòng muôn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ khống phải chĩ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Điều này hoàn toàn chính xác. Trương Phi là con người “thẳng như tên bắn, sáng như tấm gương soi". Nhân vật này không chấp nhận sự quanh co lắt léo. Với Trương Phi đen, trắng, dở, hay, xấu, tết., rõ ràng. Kẻ thù, với nhân vật này chỉ nói chuyện bằng gươm giáo. Bởi vậy, nghe Quan Công đến, ông đỗ “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm". Chẳng nói chẳng rằng vác mâu lên ngựa đi tắt ra cửa bắc” chạy tới đâm Quan Công. Còn hàng loạt chi tiết nữa đủ để cho thấy tính cương trực của Trương Phi. Chẳng hạn, Trương Phi trói Đốc Bưu vì hắn đòi đút lót. Trương bẻ cành liễu vừa chửi mắng vừa đánh, đánh đến gẫy luôn mười cành mới chịu thôi. Hay lúc Lưu Bị “tam cô' mao lư”, gặp Khổng Minh ngủ ngày kiên nhẫn chờ còn Trương Phỉ chịu không được nói: “Để tôi ra sau nhà châm mồi lửa xem hắn có dậy không”.
Câu 4. Tại sao nói: Nếu không có chi tiết Trưong Phỉ thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa Tam quốc?
Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trông thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam Quốc.
Ý vị của Tam Quốc là không khí chiến trận. Để hiểu rõ ý nghĩa câu nói trên (xin xem lại câu 2).
Gửi 5 năm trước