- Bài thơ ra đời vào mùa đông năm 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến thần kì gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược.
- Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya được miêu tả nhiều tầng, nhiều lớp vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm hiện lên sinh động ấm áp chứa chan tình người.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ khác với hình ảnh các ẩn sĩ trong thơ cổ là các ẩn sĩ ngày xưa lánh đục tìm trong thả mình vào thiên nhiên để di dưỡng tính tình. Còn Bác vì mải mê lo việc nước đến tận đêm khuya chưa ngủ mà tình cờ bắt gặp tiếng suối ánh trăng.
- Bài thơ vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại. Hiện đại ở chỗ hình ảnh của Bác, hình ảnh con người không bị che lấp bởi thiên nhiên như trong thơ cổ mà nổi bật lên trở thành trung tâm của bức tranh.
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát xuất xứ bài thơ.
Thân bài: Phân tích bài thơ dựa theo những gợi ý ở phần Tìm hiểu đề bên trên hoặc phân tích theo trình tự các câu thơ sau đó đi đến những nhận định giá trị nội dung nghệ thuật và giá trị tư tưởng của toàn bài.
Kết bài: Sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.
BÀI THAM KHẢO
Trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ Hồ Chí Minh. Nếu ở Nhật kí trong tù, chúng ta bắt gặp nhiều bài thơ trăng hay như Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Trung thu (I, II), Đêm lạnh (Dạ lành)... thì trong mảng thơ thời kì kháng chiến chống Pháp của Người cũng có nhiều bài thơ nổi tiếng về trăng như Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Tin thắng trận (Báo tiệp)... Nhưng đặc sắc hơn cả là bài Cảnh khuya sáng tác vào năm 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chông thực dân Pháp xâm lược:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Thuở ấy, ở chiến khu Việt Bắc, trong những đêm khuya sau một ngày đầu óc căng thẳng vì việc nước, việc dân, việc quân bộn bề bận rộn, Bác Hồ thường làm thơ ngâm ngợi xem đó như là một cách để thư giãn tinh thần. Người đã nhiều lần gặp vầng trăng đẹp giữa núi rừng. Khác với các thi nhân thời xưa hay ngắm trăng khi trà dư tửu hậu. Bác lại thưởng nguyệt vào giữa đêm khuya ''Không ngủ được" vì mãi trăn trở lo toan cho tiền đồ của dân tộc và vận mệnh của nước nhà. Bài thơ Cảnh khuya của Bác đã ra đời trong một hoàn cảnh như thế.
Cả bài, bốn câu thơ thật đẹp. Đây không những là một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo của cảnh rừng khuya Việt Bắc mà chủ yếu còn nổi bật lên hình ảnh của một chiến sĩ cách mạng toàn tâm toàn ý vì dân vì nước với một tâm trạng vằng vặc rạng ngời soi sáng cả bài thơ. Khung cảnh đêm rừng được mở ra trong hai câu thơ đầu đủ đầy nào suối, nào trăng, nào cây, nào hoa, mọi thứ vừa kể đều trong trẻo, tươi tắn, lung linh và huyền ảo. Khởi đầu là tiếng suối.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Câu thơ tuy tả âm thanh nhưng lại gợi lên được sự tĩnh lặng của đêm khuya. Cái hay của câu thơ này là không cần dùng từ "khuya'' mà vẫn đưa được người đọc đến thẳng vào "cảnh khuya". Ai cũng biết, ban ngày tiếng suối bị chìm lẫn trong muôn ngàn tạp âm. Chỉ đến đêm, đặc biệt là lúc đêm sâu vào khuya, tiếng suối từ xa vẳng tới mới nghe được thanh âm. Câu thơ lại kết thúc bằng âm tiết mở "a" ("xa") vọng ra lan tỏa, thể hiện sự vận động liên tục không nghỉ ngơi phút nào của dòng suối. Cách so sánh của nhà thơ đúng là mới lạ. Xưa nay khi ví von so sánh, ai cũng lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn. Tác giả Truyện Kiều tả tiếng đàn trong như tiếng hạc, đục như tiếng suối chẳng hạn. Đằng này, ở đây "Tiếng suối trong như tiếng hát"... lối so sánh này làm cho tiếng suối càng gần gũi với con người hơn, thêm sức sống trẻ trung hơn. Nguyễn Trãi ngày xưa cũng đã có lần so sánh ví von tiếng suối với tiếng đàn:
Côn Sơn có suối nước trong Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.
(Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi sao mà u buồn và đơn độc, đâu khác chỉ tâm sự của nhà thơ khi ấy. Tiếng suối trong thơ Bác khác hẳn: ''Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, vì hoàn cảnh phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở chiến khu Việt Bắc lúc bấy giờ:
Nhớ sao ngày tháng cơ quan Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Âm thanh của dòng suối chảy vẳng đến bên tai Bác như những lời hát vui của các chiến sĩ thân thiết.
Người nghe tiếng suối trong mà tưởng chừng như đang nghe những tiếng hát êm vui nào đó của các chiến sĩ mình từ xa vọng lại. Điều này ít nhiều cho thấy tấm lòng sáng trong như ngọc, dễ rung động, nhạy cảm với ngoại cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Người.
Tiếp theo, cáu thơ thứ hai tả trăng, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc Với từng mảng tráng đen hiện ra rất rõ.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Nếu câu đầu có nhạc (tiếng hát xa) thì câu sau có hoa. Tuy vần là hoa là trăng, là cây như trong thơ xưa:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
(Chihh phụ ngăm)
Nhưng câu thơ của Bác trẻ trung, mới mẻ và gần gũi hơn nhiều. Đúng là "thi trung hữu họa". Trong bức tranh này, trăng trùm lên tất cả. Ở cả hai tầng cao thấp: tầng cao cổ thụ và tầng thấp của hoa đều thấm đầm ánh trăng. Ánh trăng lồng vào vòm lá cây cổ thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng tràng, bóng cây và bóng hoa. Chỉ với bảy chữ, câu thơ tạo hình sinh động với các tầng lớp, đường nét, hình khối hoà hợp, quấn quýt và ấm áp, thể hiện trong âm hưởng của hai từ "lồng" trong một câu thơ vừa lung linh, huyền ảo vừa cổ kính, trang nghiêm. Bức tranh khung cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ thật là sinh động, ấm áp chứa chan thấm đẫm tình người.
Cho nên ở câu thơ thứ ba, Bác đã nhận xét:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chúng ta thấy ngay điều này chính xác và hợp lí. Cũng vì "Cảnh khuya như vẽ" ấy mà "người chưa ngủ". "Người" ở đây chính là Bác. Cái hay là Bác đã viết "người" thay vì "tôi", "ta" khiến chủ thể ẩn đi, câu thơ vì thế trở nên khiêm tôn, khiến ta không khỏi xúc động khi đọc đến. Hơn thế nữa, vì mải lo toan suy nghĩ việc nước đến tận dêm khuya chưa ngủ được, Bác đã tình cờ bắt gặp tiếng suối ánh trăng. Điều này thể hiện cốt cách nghệ sĩ lớn của nhà lãnh tụ, người mà trước đó không lâu đã nhiều phen phải bối rối với cảnh trong tù mà trăng đẹp quá. Có người cho rằng đến đây: "Cảnh khuya như vẽ"... Cánh cửa hướng ngoại đóng lại và non nửa câu thơ sau "người chưa ngủ" đă mở ra cánh cửa hướng nội của tâm hồn. Câu thơ cuối do vậy là một sự bất ngờ đầy thú vị. Đọc bài thơ đến câu ba, ai cùng nghĩ là cảnh ấy tất phải phát sinh ra tình ấy là hợp lí. Chẳng ngờ câu thứ tư giải thích lí do chưa ngủ của Người khác hẳn cách nghĩ của chúng ta:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ để ngắm trăng, ngắm cây hay ngắm hoa mà là để "lo nỗi nước nhà" khi ấy còn nhiều nơi đang chịu cảnh xiềng gông ngoại thuộc. Từ "chưa ngủ" ở cuối câu thơ thứ ba của bài được lặp lại ở câu thơ thứ tư như cái bản lề mở rộng một cánh cửa hướng nội của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn lớn bao la và vĩ đại biết mấy. Như đă nói Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947. Khi ấy, Bác đang là Chủ tịch nước, lãnh đạo toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1947, cũng là năm giặc chiếm hết các thành phố, hầu hết các thị trấn, lan rộng ra vùng nông thôn. Cùng năm 1947, chúng mở chiến dịch lớn lên Việt Bắc, nhảy dù xuống Bắc Cạn, hòng bắt Trung ương và chính phủ ta, bao vây định tiêu diệt lực lượng chủ não của ta. Đọc ba chữ "nỗi nước nhà", ta hình dung được nỗi lo dằng dặc của Bác. Tuy lo lắng vô vàn nhưng Bác vẫn ung dung. Cũng cần nói thêm là cũng chính năm 1947 ấy, chiến dịch của giặc Pháp thất bại thảm hại, ta chiến thắng lẫy lừng. Vốn là người ham thích ngoạn cảnh, rất mực yêu mến thiên nhiên, nhưng Bác cũng đã tạm gác những thú vui riêng của mình lại để "lo nỗi nước nhà", "nỗi nước nhà" là nỗi riêng của Bác. Nỗi riêng của Bác là nỗi nước nhà. Đủ thấy tình cảm của Bác bao la và vĩ đại biết bao.
Như thế, bài thơ Cảnh khuya không những là một bức tranh của cảnh đêm trăng đẹp nơi núi rừng Việt Bắc mà còn là một tâm cảnh bộc lộ tình yêu thiên nhiên hoà quyện làm một với lòng yêu nước, tâm hồn nhạy cảm của một nhà nghệ sĩ lớn với sự khẩn trương tận tâm, tận lực của người chiến sĩ cách mạng, dốc trọn một lòng cho dân, cho nước.
Ngoài ra, bài thơ còn cho ta thấy phong thái ung dung chủ động và tinh thần lạc quan của Bác. Những hình ảnh tươi tắn, trong sáng, dào dạt sức sống trong bài thơ thể hiện rõ tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng sâu sắc vào cuộc chiến đấu của dân tộc nhất định sẽ toàn thắng.
Để 2. Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắccủa Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
a) Tìm hiểu đề
Ra đời vào tháng 10 năm 1954, một thời điểm đặc biệt, bài thơ Việt Bắclà một anh hùng ca, một tình ca về "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" của cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đoạn thơ trên trích từ bài thơ Việt Bắc thể hiện một cảm hứng hào hùng về đất nước và con người Việt Nam ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Qua đây, nhà thơ miêu tả các lực lượng tham gia kháng chiến, những con đường và khởi điểm sôi nổi nhất, sự phối hợp chiến đấu giữa các miền làm nên một khí thế cả nước ra trận hào hùng.
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ).
Thân bài:
- Khí thế dũng mãnh như vũ bão của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu).
- Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác dồn dập tin vế (4 câu sau).
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài tình của tác gíả (cách chọn hình ảnh, sử dụng phép tu từ, giọng thơ...)
Kết bài: Đoạn thơ đã thể hiện rất thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
2. Tám câu thơ tiếp theo nói về những đường Việt Bắc, những nẻo đường 1 hành quân, những nẻo đường chiến dịch:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Những nhịp điệu "đêm đêm", những điệp thanh "rẩm rập... đất rung" cùng với so sánh "như là đất rung" đã gợi tả thật hay, thật hào hùng âm vang cuộc kháng chiến thần thánh và sức mạnh nhân nghĩa 4.000 năm của dân tộc. Khí thế chiến đấu thần kỳ của quân và dân ta làm rung đất chuyển 1 trời, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn cản được. Cả một dân tộc 1 ào ào ra trận. Chúng ta tự hào về các tráng sĩ đời Trần mang chí căm thù "Sát Thát”, quyết chiến và quyết thắng: "Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù". Chúng ta tự hào về các nghĩa sĩ Lam Sơn "Đánhmột trận sạch không kinh ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông". Chúng ta càng tự hào về cuộc kháng chiến nhân dân thần thánh của thời đại Hồ Chí Minh:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Không khí kháng chiến, không khí lịch sử được tái hiện qua màu sắc thần kỳ sử thi. Đoàn quân ra trận đông đảo, người người, lớp lớp như sóng cuộn "điệp điệp trùng trùng". Có "ánh sao đầu súng", có "đỏ đuốc", có "muôntàn lửa bay", có sức mạnh của bước chân "nát đá". Câu thơ "Ảnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" là một tứ thơ sáng tạo, vừa hiện thực vừa mộng ảo. Ánh sao đêm phản chiếu vào nòng súng thép. Ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao lí tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do như soi sáng nẻo đường hành quân ra trận của anh bộ đội. Đặc biệt các phụ âm "đ" (đi, điệp điệp, đẩu, đỏ đuốc, đoàn) với 2 chữ "nát đá" góp phần tạo nên âm điệu anh hùng ca, gợi tả sức mạnh Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Ta càng đánh, càng mạnh và chiến thắng giòn giã. Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta chỉ có gậy tầm vông, giáo mác, vũ khí thô sơ. Ta càng đánh càng thắng, lực lượng kháng chiến ngày thêm hùng hậu. Quân đội ta đã phát triển thành những binh đoàn, có pháo binh, có đoàn xe ra tiền tuyến:
Nghìn đèm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Ngọn đèn pha của đoàn xe kéo pháo, của đoàn xe vận tải 'bật sáng" tan những lớp "sương dày", đẩy lùi những thiếu thốn, khó khăn, soi sáng con đường kháng chiến, "như ngày mai lên", một bình minh chiến thắng! Hình ảnh thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho một tương lai tươi sáng của đất nước. Con đường Việt Bắc, con đường ra trận đầy máu lửa và chiến công, cũng là con đường đi tới ngày mai huy hoàng, tráng lệ.
Hướng dẫn giải
Đề 1. Phân tích bài thơ sau:
Cảnh khuya
Tiếng suốị trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1947
a) Tìm hiểu đề
- Bài thơ ra đời vào mùa đông năm 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến thần kì gian khổ chống thực dân Pháp xâm lược.
- Vẻ đẹp của núi rừng đêm trăng khuya được miêu tả nhiều tầng, nhiều lớp vừa lung linh huyền ảo vừa cổ kính trang nghiêm hiện lên sinh động ấm áp chứa chan tình người.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ khác với hình ảnh các ẩn sĩ trong thơ cổ là các ẩn sĩ ngày xưa lánh đục tìm trong thả mình vào thiên nhiên để di dưỡng tính tình. Còn Bác vì mải mê lo việc nước đến tận đêm khuya chưa ngủ mà tình cờ bắt gặp tiếng suối ánh trăng.
- Bài thơ vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại. Hiện đại ở chỗ hình ảnh của Bác, hình ảnh con người không bị che lấp bởi thiên nhiên như trong thơ cổ mà nổi bật lên trở thành trung tâm của bức tranh.
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu khái quát xuất xứ bài thơ.
Thân bài: Phân tích bài thơ dựa theo những gợi ý ở phần Tìm hiểu đề bên trên hoặc phân tích theo trình tự các câu thơ sau đó đi đến những nhận định giá trị nội dung nghệ thuật và giá trị tư tưởng của toàn bài.
Kết bài: Sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.
BÀI THAM KHẢO
Trăng là một đề tài quen thuộc trong thơ Hồ Chí Minh. Nếu ở Nhật kí trong tù, chúng ta bắt gặp nhiều bài thơ trăng hay như Ngắm trăng (Vọng nguyệt), Trung thu (I, II), Đêm lạnh (Dạ lành)... thì trong mảng thơ thời kì kháng chiến chống Pháp của Người cũng có nhiều bài thơ nổi tiếng về trăng như Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Tin thắng trận (Báo tiệp)... Nhưng đặc sắc hơn cả là bài Cảnh khuya sáng tác vào năm 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến trường kì gian khổ chông thực dân Pháp xâm lược:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Thuở ấy, ở chiến khu Việt Bắc, trong những đêm khuya sau một ngày đầu óc căng thẳng vì việc nước, việc dân, việc quân bộn bề bận rộn, Bác Hồ thường làm thơ ngâm ngợi xem đó như là một cách để thư giãn tinh thần. Người đã nhiều lần gặp vầng trăng đẹp giữa núi rừng. Khác với các thi nhân thời xưa hay ngắm trăng khi trà dư tửu hậu. Bác lại thưởng nguyệt vào giữa đêm khuya ''Không ngủ được" vì mãi trăn trở lo toan cho tiền đồ của dân tộc và vận mệnh của nước nhà. Bài thơ Cảnh khuya của Bác đã ra đời trong một hoàn cảnh như thế.
Cả bài, bốn câu thơ thật đẹp. Đây không những là một bức tranh thiên nhiên lung linh, huyền ảo của cảnh rừng khuya Việt Bắc mà chủ yếu còn nổi bật lên hình ảnh của một chiến sĩ cách mạng toàn tâm toàn ý vì dân vì nước với một tâm trạng vằng vặc rạng ngời soi sáng cả bài thơ. Khung cảnh đêm rừng được mở ra trong hai câu thơ đầu đủ đầy nào suối, nào trăng, nào cây, nào hoa, mọi thứ vừa kể đều trong trẻo, tươi tắn, lung linh và huyền ảo. Khởi đầu là tiếng suối.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Câu thơ tuy tả âm thanh nhưng lại gợi lên được sự tĩnh lặng của đêm khuya. Cái hay của câu thơ này là không cần dùng từ "khuya'' mà vẫn đưa được người đọc đến thẳng vào "cảnh khuya". Ai cũng biết, ban ngày tiếng suối bị chìm lẫn trong muôn ngàn tạp âm. Chỉ đến đêm, đặc biệt là lúc đêm sâu vào khuya, tiếng suối từ xa vẳng tới mới nghe được thanh âm. Câu thơ lại kết thúc bằng âm tiết mở "a" ("xa") vọng ra lan tỏa, thể hiện sự vận động liên tục không nghỉ ngơi phút nào của dòng suối. Cách so sánh của nhà thơ đúng là mới lạ. Xưa nay khi ví von so sánh, ai cũng lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn. Tác giả Truyện Kiều tả tiếng đàn trong như tiếng hạc, đục như tiếng suối chẳng hạn. Đằng này, ở đây "Tiếng suối trong như tiếng hát"... lối so sánh này làm cho tiếng suối càng gần gũi với con người hơn, thêm sức sống trẻ trung hơn. Nguyễn Trãi ngày xưa cũng đã có lần so sánh ví von tiếng suối với tiếng đàn:
Côn Sơn có suối nước trong
Ta nghe suối chảy như cung đàn cầm.
(Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)
Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi sao mà u buồn và đơn độc, đâu khác chỉ tâm sự của nhà thơ khi ấy. Tiếng suối trong thơ Bác khác hẳn: ''Tiếng suối trong như tiếng hát xa". Cách liên tưởng của Bác rất chân thực, vì hoàn cảnh phù hợp với cảnh vật và sinh hoạt ở chiến khu Việt Bắc lúc bấy giờ:
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
Âm thanh của dòng suối chảy vẳng đến bên tai Bác như những lời hát vui của các chiến sĩ thân thiết.
Người nghe tiếng suối trong mà tưởng chừng như đang nghe những tiếng hát êm vui nào đó của các chiến sĩ mình từ xa vọng lại. Điều này ít nhiều cho thấy tấm lòng sáng trong như ngọc, dễ rung động, nhạy cảm với ngoại cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Người.
Tiếp theo, cáu thơ thứ hai tả trăng, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc Với từng mảng tráng đen hiện ra rất rõ.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Nếu câu đầu có nhạc (tiếng hát xa) thì câu sau có hoa. Tuy vần là hoa là trăng, là cây như trong thơ xưa:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
(Chihh phụ ngăm)
Nhưng câu thơ của Bác trẻ trung, mới mẻ và gần gũi hơn nhiều. Đúng là "thi trung hữu họa". Trong bức tranh này, trăng trùm lên tất cả. Ở cả hai tầng cao thấp: tầng cao cổ thụ và tầng thấp của hoa đều thấm đầm ánh trăng. Ánh trăng lồng vào vòm lá cây cổ thụ tạo nên những mảng tối, đậm, nhạt, đen, trắng... gợi nên cảnh chập chùng của bóng tràng, bóng cây và bóng hoa. Chỉ với bảy chữ, câu thơ tạo hình sinh động với các tầng lớp, đường nét, hình khối hoà hợp, quấn quýt và ấm áp, thể hiện trong âm hưởng của hai từ "lồng" trong một câu thơ vừa lung linh, huyền ảo vừa cổ kính, trang nghiêm. Bức tranh khung cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc hiện lên dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ thật là sinh động, ấm áp chứa chan thấm đẫm tình người.
Cho nên ở câu thơ thứ ba, Bác đã nhận xét:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chúng ta thấy ngay điều này chính xác và hợp lí. Cũng vì "Cảnh khuya như vẽ" ấy mà "người chưa ngủ". "Người" ở đây chính là Bác. Cái hay là Bác đã viết "người" thay vì "tôi", "ta" khiến chủ thể ẩn đi, câu thơ vì thế trở nên khiêm tôn, khiến ta không khỏi xúc động khi đọc đến. Hơn thế nữa, vì mải lo toan suy nghĩ việc nước đến tận dêm khuya chưa ngủ được, Bác đã tình cờ bắt gặp tiếng suối ánh trăng. Điều này thể hiện cốt cách nghệ sĩ lớn của nhà lãnh tụ, người mà trước đó không lâu đã nhiều phen phải bối rối với cảnh trong tù mà trăng đẹp quá. Có người cho rằng đến đây: "Cảnh khuya như vẽ"... Cánh cửa hướng ngoại đóng lại và non nửa câu thơ sau "người chưa ngủ" đă mở ra cánh cửa hướng nội của tâm hồn. Câu thơ cuối do vậy là một sự bất ngờ đầy thú vị. Đọc bài thơ đến câu ba, ai cùng nghĩ là cảnh ấy tất phải phát sinh ra tình ấy là hợp lí. Chẳng ngờ câu thứ tư giải thích lí do chưa ngủ của Người khác hẳn cách nghĩ của chúng ta:
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Thì ra Người chưa ngủ không phải chỉ để ngắm trăng, ngắm cây hay ngắm hoa mà là để "lo nỗi nước nhà" khi ấy còn nhiều nơi đang chịu cảnh xiềng gông ngoại thuộc. Từ "chưa ngủ" ở cuối câu thơ thứ ba của bài được lặp lại ở câu thơ thứ tư như cái bản lề mở rộng một cánh cửa hướng nội của tâm hồn nhà thơ, một tâm hồn lớn bao la và vĩ đại biết mấy. Như đă nói Cảnh khuya được sáng tác vào năm 1947. Khi ấy, Bác đang là Chủ tịch nước, lãnh đạo toàn dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1947, cũng là năm giặc chiếm hết các thành phố, hầu hết các thị trấn, lan rộng ra vùng nông thôn. Cùng năm 1947, chúng mở chiến dịch lớn lên Việt Bắc, nhảy dù xuống Bắc Cạn, hòng bắt Trung ương và chính phủ ta, bao vây định tiêu diệt lực lượng chủ não của ta. Đọc ba chữ "nỗi nước nhà", ta hình dung được nỗi lo dằng dặc của Bác. Tuy lo lắng vô vàn nhưng Bác vẫn ung dung. Cũng cần nói thêm là cũng chính năm 1947 ấy, chiến dịch của giặc Pháp thất bại thảm hại, ta chiến thắng lẫy lừng. Vốn là người ham thích ngoạn cảnh, rất mực yêu mến thiên nhiên, nhưng Bác cũng đã tạm gác những thú vui riêng của mình lại để "lo nỗi nước nhà", "nỗi nước nhà" là nỗi riêng của Bác. Nỗi riêng của Bác là nỗi nước nhà. Đủ thấy tình cảm của Bác bao la và vĩ đại biết bao.
Như thế, bài thơ Cảnh khuya không những là một bức tranh của cảnh đêm trăng đẹp nơi núi rừng Việt Bắc mà còn là một tâm cảnh bộc lộ tình yêu thiên nhiên hoà quyện làm một với lòng yêu nước, tâm hồn nhạy cảm của một nhà nghệ sĩ lớn với sự khẩn trương tận tâm, tận lực của người chiến sĩ cách mạng, dốc trọn một lòng cho dân, cho nước.
Ngoài ra, bài thơ còn cho ta thấy phong thái ung dung chủ động và tinh thần lạc quan của Bác. Những hình ảnh tươi tắn, trong sáng, dào dạt sức sống trong bài thơ thể hiện rõ tinh thần lạc quan, niềm tin tưởng sâu sắc vào cuộc chiến đấu của dân tộc nhất định sẽ toàn thắng.
Để 2. Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
a) Tìm hiểu đềRa đời vào tháng 10 năm 1954, một thời điểm đặc biệt, bài thơ Việt Bắc là một anh hùng ca, một tình ca về "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" của cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đoạn thơ trên trích từ bài thơ Việt Bắc thể hiện một cảm hứng hào hùng về đất nước và con người Việt Nam ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Qua đây, nhà thơ miêu tả các lực lượng tham gia kháng chiến, những con đường và khởi điểm sôi nổi nhất, sự phối hợp chiến đấu giữa các miền làm nên một khí thế cả nước ra trận hào hùng.
b) Lập dàn ý
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ).
Thân bài:
- Khí thế dũng mãnh như vũ bão của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc (8 câu đầu).
- Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác dồn dập tin vế (4 câu sau).
- Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tài tình của tác gíả (cách chọn hình ảnh, sử dụng phép tu từ, giọng thơ...)
Kết bài: Đoạn thơ đã thể hiện rất thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
2. Tám câu thơ tiếp theo nói về những đường Việt Bắc, những nẻo đường 1 hành quân, những nẻo đường chiến dịch:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
Những nhịp điệu "đêm đêm", những điệp thanh "rẩm rập... đất rung" cùng với so sánh "như là đất rung" đã gợi tả thật hay, thật hào hùng âm vang cuộc kháng chiến thần thánh và sức mạnh nhân nghĩa 4.000 năm của dân tộc. Khí thế chiến đấu thần kỳ của quân và dân ta làm rung đất chuyển 1 trời, không một thế lực tàn bạo nào có thể ngăn cản được. Cả một dân tộc 1 ào ào ra trận. Chúng ta tự hào về các tráng sĩ đời Trần mang chí căm thù "Sát Thát”, quyết chiến và quyết thắng: "Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù". Chúng ta tự hào về các nghĩa sĩ Lam Sơn "Đánh một trận sạch không kinh ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông". Chúng ta càng tự hào về cuộc kháng chiến nhân dân thần thánh của thời đại Hồ Chí Minh:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Không khí kháng chiến, không khí lịch sử được tái hiện qua màu sắc thần kỳ sử thi. Đoàn quân ra trận đông đảo, người người, lớp lớp như sóng cuộn "điệp điệp trùng trùng". Có "ánh sao đầu súng", có "đỏ đuốc", có "muôn tàn lửa bay", có sức mạnh của bước chân "nát đá". Câu thơ "Ảnh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" là một tứ thơ sáng tạo, vừa hiện thực vừa mộng ảo. Ánh sao đêm phản chiếu vào nòng súng thép. Ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao lí tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do như soi sáng nẻo đường hành quân ra trận của anh bộ đội. Đặc biệt các phụ âm "đ" (đi, điệp điệp, đẩu, đỏ đuốc, đoàn) với 2 chữ "nát đá" góp phần tạo nên âm điệu anh hùng ca, gợi tả sức mạnh Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Ta càng đánh, càng mạnh và chiến thắng giòn giã. Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta chỉ có gậy tầm vông, giáo mác, vũ khí thô sơ. Ta càng đánh càng thắng, lực lượng kháng chiến ngày thêm hùng hậu. Quân đội ta đã phát triển thành những binh đoàn, có pháo binh, có đoàn xe ra tiền tuyến:
Nghìn đèm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Ngọn đèn pha của đoàn xe kéo pháo, của đoàn xe vận tải 'bật sáng" tan những lớp "sương dày", đẩy lùi những thiếu thốn, khó khăn, soi sáng con đường kháng chiến, "như ngày mai lên", một bình minh chiến thắng! Hình ảnh thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho một tương lai tươi sáng của đất nước. Con đường Việt Bắc, con đường ra trận đầy máu lửa và chiến công, cũng là con đường đi tới ngày mai huy hoàng, tráng lệ.
(Tạ Đức Hiền)
Gửi 6 năm trước