Lập luận gồm: luận điểm, luận cứ và các phương tiện liên kết lập luận.
Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định vấn đề được đặt ra.
Luận cứ là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm.
Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ:
Luận điểm đứng được là dựa vào luận cứ, còn luận cứ đưa ra là để phục vụ cho luận điểm.
Trong nội bộ các luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng soi sáng cho nhau, lí lẽ tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm. Còn dẫn chứng thực tế lại làm cho lí lẽ cónội dung, có sức nặng. .
Yêu cầu của luận cứ là tiêu biểu, chính xác, đầy đủ và được sắp xếp, phân tích lí giải hợp lí, thuyết phục.
Các thao tác lập luận cơ bản là: giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, so sánh, bác bỏ. Trong quá trình lập luận cần phối hợp sử dụng nhiều thao tác lập luận một cách linh hoạt.
Khi lập luận, cần tránh một số lỗi luận điểm không rõ ràng, chính xác; luận cứ không đầy đủ, chính xác tiêu biểu; cách lập luận thiếu thuyết phục.
c.Bố cục của bài văn nghị luận:
Gồm ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.
Ba phần này cần nhất trí có quan hệ chặt chẽ với nhau.
d. Diễn đạt trong vẩn nghị luận
Cần chặt chẽ, thuyết phục. Dùng từ, viết câu phải chính xác linh hoạt. Giọng điệu sinh động thích hợp với nội dung biểu dạt. Nên dùng các biện pháp tu từ về từ và câu hợp lí.
LUYỆN TẬP
Đề bài: Đọc 2 đề văn (SGK, trang 183) và thực hiện các yêu cầu luyện tập.
Trả lời:
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: nghị luận xã hội (đề 1), nghị luận văn học (đề 2).
- Thao tác lập luận: cả hai đề đều vận dụng tống hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận, đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
- Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết:
+ Với đề 1: trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khác và giải thích tại sao ông lại nói như vậy. Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
+ Với đề 2: trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm.
2. Lập dàn ý cho bài viết:
Với đề 2, chọn phân tích một đoạn trích trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Chọn phân tích đoạn thơ sau:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng này mơ mộng
Em ơi em! Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Đất nước - Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Học sinh có thể hình thành dàn ý cụ thể như sau.
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, triết luận, cảm xúc dồn nén.
- Đoạn thơ Đất nước thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện từ cái tôi tự ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm tin và niềm tự hào dân tộc. Theo đó, đất nước là nơi hội tụ , kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
b. Thân bài: Phân tích đoạn thơ:
- Đất nước hóa thân trong mỗi người, hiện diện trong đời sống của mỗi người: “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất nước. Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình”... Học sinh cần chú ý hình ảnh “anh” và “em” mang tính biểu tượng ở trong đoạn thơ.
- Đất nước cũng là hóa thân của tinh thần đoàn kết, yêu thương. Đất nước hình thành và trưởng thành nhờ sự hòa hợp, sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái nhỏ bé để làm nên cái to lớn. Có thể nói, sự sống của mỗi người làm nên sự sống cho đất nước
- Sự trường tồn và lớn mạnh của Đất nước gắn với sự tiếp nối của các thế hệ công dân. Học sinh cần chú ý phân tích mối liên hệ: Con ta - Đất nước đi đến những tháng ngày mơ mộng để thấy được sự tiếp nối và trưởng thành của các thế hệ làm nên sự trưởng thành của Đất nước.
- Từ đó, đoạn thơ xác định ý thức trách nhiệm của công dân đối với Đất Nước.
c. Kết bài: Đánh giá chung:
- Đoạn thơ góp phần thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm: Đất Nước của nhân dân.
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Trữ tình - chính luận.
Hướng dẫn giải
I. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP
1. Các kiểu văn bản đã học
2. Những công việc cần để viết một văn bản
3. Văn bản nghị luận
a. Đề tài của văn nghị luận trong nhà trường:
Nghị luận xã hội: - Một tư tưởng đạo lí
- Một hiện tượng đời sống
Nghị luận văn học: - Một vấn đề văn học
- Một tác phẩm hoặc đoạn trích
b. Lập luận trong văn nghị luận
Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ rất khăng khít, chặt chẽ:
c. Bố cục của bài văn nghị luận:
Gồm ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài.
Ba phần này cần nhất trí có quan hệ chặt chẽ với nhau.
d. Diễn đạt trong vẩn nghị luận
Cần chặt chẽ, thuyết phục. Dùng từ, viết câu phải chính xác linh hoạt. Giọng điệu sinh động thích hợp với nội dung biểu dạt. Nên dùng các biện pháp tu từ về từ và câu hợp lí.
LUYỆN TẬP
Đề bài: Đọc 2 đề văn (SGK, trang 183) và thực hiện các yêu cầu luyện tập.
Trả lời:
1. Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: nghị luận xã hội (đề 1), nghị luận văn học (đề 2).
- Thao tác lập luận: cả hai đề đều vận dụng tống hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận, đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
- Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết:
+ Với đề 1: trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khác và giải thích tại sao ông lại nói như vậy. Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
+ Với đề 2: trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm.
2. Lập dàn ý cho bài viết:
Với đề 2, chọn phân tích một đoạn trích trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
Chọn phân tích đoạn thơ sau:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng này mơ mộng
Em ơi em! Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
(Đất nước - Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Học sinh có thể hình thành dàn ý cụ thể như sau.
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, triết luận, cảm xúc dồn nén.
- Đoạn thơ Đất nước thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận mang tính tổng hợp, toàn diện từ cái tôi tự ý thức của thế hệ những người cầm bút trẻ tuổi giàu tri thức, niềm tin và niềm tự hào dân tộc. Theo đó, đất nước là nơi hội tụ , kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
b. Thân bài: Phân tích đoạn thơ:
- Đất nước hóa thân trong mỗi người, hiện diện trong đời sống của mỗi người: “Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất nước. Em ơi em! Đất nước là máu xương của mình”... Học sinh cần chú ý hình ảnh “anh” và “em” mang tính biểu tượng ở trong đoạn thơ.
- Đất nước cũng là hóa thân của tinh thần đoàn kết, yêu thương. Đất nước hình thành và trưởng thành nhờ sự hòa hợp, sự thống nhất giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cái nhỏ bé để làm nên cái to lớn. Có thể nói, sự sống của mỗi người làm nên sự sống cho đất nước
- Sự trường tồn và lớn mạnh của Đất nước gắn với sự tiếp nối của các thế hệ công dân. Học sinh cần chú ý phân tích mối liên hệ: Con ta - Đất nước đi đến những tháng ngày mơ mộng để thấy được sự tiếp nối và trưởng thành của các thế hệ làm nên sự trưởng thành của Đất nước.
- Từ đó, đoạn thơ xác định ý thức trách nhiệm của công dân đối với Đất Nước.
c. Kết bài: Đánh giá chung:
- Đoạn thơ góp phần thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm: Đất Nước của nhân dân.
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm: Trữ tình - chính luận.
Gửi 6 năm trước