Câu 1: Nêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi tình tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông? Từ đó anh (chị) có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ?
Bốn tình tiết trong đoạn trích góp phần thể hiện các khía cạnh trong nhân cách của nhân vật Trần Thủ Độ, đó là:
-Có người hại, tâu với vua về tội chuyên quyền của mình nhưng Trần Thủ Độ vẫn công nhận lời nói đó phải, chẳng chút biện bạch cho mình hay tơ lòng thù oán, tìm phương trừng trị kẻ hại minh. Ong còn lây tiền lụa thưỏng cho anh ta. Tình tiết nàỳ cho thấy ông là người bản lĩnh, biết phục thiện, công minh và độ lượng;
-Khi nghe vợ mình khóc và mách tên quân hiệu ngăn không cho đi qua chỗ thềm cấm, Trần Thủ Độ .không bênh vợ trừng phạt tên quân hiệu mà gọi anh ta đến tìm hiểu rõ sự việc rồi lấy vàng lụa ban thưởng cho* kẻ giữ nghiêm luật pháp. Qua đây cho thấy, ông không thiên vị người thân, luôn tôn trọng luật pháp, thật đúng là người chí công vô tư;
-. Có kẻ chạy chọt nhờ vả vợ ông để được ông cho làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã dạy cho hắn một bài học đích đáng: tên này được ông tiến cử nên để phân biệt với người khác hắn phải chịu chặt một ngón chân. Tình tiết này cho thấy ông luôn giữ sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chức chạy quyền, dựa dẫm thân thích, đút lót để làm quan;
-Vua định phong tướng cho anh của Trần Thủ Độ lă An Quốc nhưng Trần Thủ Độ thẳng thắn nói rõ quan điểm của mình là vua nên chọn người hiền nhất, hoặc là anh mình hoặc là minh, không nên trọng dụng cả hai mà rốỉ cả việc nước. Qua đây cho thấy Trần Thủ Độ luôn đặt việc công làm trước, không gây bè kéo cánh, tư lợi cho mình.
Bốn tình tiết vừa nói đã góp phần nêu bật tính cách và bản lĩnh của Trần Thủ Độ. Ồng là người thẳng thắn, công minh, độ lượng, luôn lây việc nước làm trước, chẳng chút tự tư tự lợi cho bản thân mình và gia đình mình.
Trần Thủ Độ rất xứng đáng là viên tể tướng gương mẫu vì thế mà giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết.
Câu 2: Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử (chú ý những xung đột kịch tính, những bước ngoặt bất ngờ, thú vị trong các tình tiết làm nổi bật tính cách nhân vật).
Hướng dẫn giải
Câu 1: Nêu những tình tiết liên quan đến Trần Thủ Độ. Mỗi tình tiết đã bộc lộ một khía cạnh nào về tính cách của ông? Từ đó anh (chị) có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ?
Bốn tình tiết trong đoạn trích góp phần thể hiện các khía cạnh trong nhân cách của nhân vật Trần Thủ Độ, đó là:
-Có người hại, tâu với vua về tội chuyên quyền của mình nhưng Trần Thủ Độ vẫn công nhận lời nói đó phải, chẳng chút biện bạch cho mình hay tơ lòng thù oán, tìm phương trừng trị kẻ hại minh. Ong còn lây tiền lụa thưỏng cho anh ta. Tình tiết nàỳ cho thấy ông là người bản lĩnh, biết phục thiện, công minh và độ lượng;
-Khi nghe vợ mình khóc và mách tên quân hiệu ngăn không cho đi qua chỗ thềm cấm, Trần Thủ Độ .không bênh vợ trừng phạt tên quân hiệu mà gọi anh ta đến tìm hiểu rõ sự việc rồi lấy vàng lụa ban thưởng cho* kẻ giữ nghiêm luật pháp. Qua đây cho thấy, ông không thiên vị người thân, luôn tôn trọng luật pháp, thật đúng là người chí công vô tư;
-. Có kẻ chạy chọt nhờ vả vợ ông để được ông cho làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã dạy cho hắn một bài học đích đáng: tên này được ông tiến cử nên để phân biệt với người khác hắn phải chịu chặt một ngón chân. Tình tiết này cho thấy ông luôn giữ sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chức chạy quyền, dựa dẫm thân thích, đút lót để làm quan;
-Vua định phong tướng cho anh của Trần Thủ Độ lă An Quốc nhưng Trần Thủ Độ thẳng thắn nói rõ quan điểm của mình là vua nên chọn người hiền nhất, hoặc là anh mình hoặc là minh, không nên trọng dụng cả hai mà rốỉ cả việc nước. Qua đây cho thấy Trần Thủ Độ luôn đặt việc công làm trước, không gây bè kéo cánh, tư lợi cho mình.
Bốn tình tiết vừa nói đã góp phần nêu bật tính cách và bản lĩnh của Trần Thủ Độ. Ồng là người thẳng thắn, công minh, độ lượng, luôn lây việc nước làm trước, chẳng chút tự tư tự lợi cho bản thân mình và gia đình mình.
Trần Thủ Độ rất xứng đáng là viên tể tướng gương mẫu vì thế mà giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết.
Câu 2: Nêu những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử (chú ý những xung đột kịch tính, những bước ngoặt bất ngờ, thú vị trong các tình tiết làm nổi bật tính cách nhân vật).
- Xây dựng tình huống giàu kịch tính, lựa chọn chi tiết đắt giá.
- Mỗi câu chuyện đều có những xung đột đi đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ.
- Lối viết sử rất kiệm lời, không miêu tả phân tích tâm lí, nhân vật vẫn hiện lên sâu sắc.
Gửi 5 năm trước