Tiểu sử tóm tắt - Soạn bài Tiểu...

Tiểu sử tóm tắt - Soạn bài Tiểu sử tóm tắt- Soạn văn lớp 11

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT

Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.

II. CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TĂTS

1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt

a. Học sinh kể lại vắn tắt các nội dung chính của tiểu sử Lương Thế Vinh từ nhân thân, các hoạt động chủ yếu, các thành đạt quan trọng và lời nhận xét, đánh giá chung.

b. Tác giả đã sưu tầm và lựa chọn được những chi tiết tiêu biểu chính xác về thân thế và cuộc đời sự nghiệp của Lương Thế Vinh.

c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, cần sưu tầm những tài liệu chân thực, chính xác, đầy đủ và tiêu biếu.

2. Viết tiếu sử tóm tắt

Bài viết gồm các nội dung: nhân thân, các hoạt động xã hội và sự nghiệp những đóng góp chủ yếu, lời nhộn định, đánh giá chung. Các nội dung này được sắp xếp theo thứ tự hợp lí và lô-gic.

Khi viết phần đánh giá về người được viết tiếu sử tóm tắt cần thận trọng, chân thực.

LUYỆN TẬP

1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?

a) Thuyết minh về các danh nhân.

b) Tự ứng cử vào một chức vụ trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.

c) Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.

d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.

e) Khi một vị lãnh đạo từ trần.

Trả lời:

Các trường hợp c, d.

2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.

Nhìn chung các văn bản tiểu sử tóm tắt, điếu vân, sơ yếu lí lịch, giới thiệu thuyết minh đều có thể viết về một con người, một nhân vật nào đó.

  1. Tiểu sử tóm tắt và điếu văn khác nhau chủ yếu mục đích và hoàn cảnh giao tiếp: Để đọc trong buổi lễ truy điệu nên điếu văn ngoài nội dung tiểu sử của người qua đời còn thêm nhiều nội dung khác như: sự ra đi của người vừa khuất, lời chia buồn đối với gia đình quyến thuộc.
  2. Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lí lịch: Đều thuật lại những nét chính liên quan đến một người nào đó, tuy nhiên, tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lí lịch này vẫn có những nét khác nhau.
  • Sơ yếu lí lịch là do chính bản thân mình tự viết ra còn tiểu sử tóm tắt là do người khác viết.
  • Sơ yếu lí lịch là văn bản hành chính do đó thường có mẫu quy định. Nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ của đương sự. Bản lí lịch cần có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Còn tiểu sử không cần nêu chi tiết mọi quan hệ xã hội mà chỉ tập trung nêu mối quan hệ có ánh hưởng trực tiếp đến cá nhân người được viết tiểu sử, chú trọng đến những cống hiến và đóng góp của người đó đối với xã hội. Tiểu sử không cần có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền vì nó không phải là văn bản hành chính.
  • Tiểu sử tóm tắt và lời thuyết minh, giới thiệu: Lời giới thiệu thuyết minh nhìn chung là có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam thắng cảnh...). Vì thế, tùy vào đối tượng, mục đích, nội dung của lời giời thiệu, thuyết minh, có thể nhấn mạnh, khắc sâu vào những nội dung khác nhau. Hơn nưa, về hành văn, lời giới thiệu thuyết minh còn yêu cầu cách diễn dạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính gợi cảm nhiều hơn so với tiểu sử tóm tắt.

3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn 11.

Bài tham khảo

TRẦN TẾ XƯƠNG

Trần Tế Xương (1870-1907) thường gọi Là Tú Xương, quê làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (khi Tây chiếm thành “mở tỉnh", quê ông “làng xoay ra phố”, thành ra phố Hàng Nâu của thành phố Nam Định từ đó). Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài, dù tám lần thi, mà chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sống vào giai đoạn giao thời đổ vỡ: xã hội phong kiến già nua đang chuyển thành xã hội lai căng thực dân nửa phong kiến. Thành Nam quê ông lại là nơi diễn ra cuộc sống ấy sớm và khá tập trung. Hằng ngày, hiện thực ấy đập vào mắt ông, gây phản ứng trong tâm trạng, từ đó phản ánh vào sáng tác của ông, tỏa ra hai tố chất, làm nên hai phương diện thơ Tú Xương: trữ tình và trào phúng - tưởng khác nhau mà thật nhất quán với nhau. Tú Xương chủ yếu làm thơ, gần 150 bài còn lại đến nay đều được viết bằng tiếng Việt (chữ Nôm).

Cuộc sống thị thành buổi giao thời ở xứ thuộc địa, nhất là bộ mặt tinh thần của nó, với bao trái tai gai mất đã được phản ánh vào thơ Tú Xương, chân thực, sâu sắc hiếm có. Trong đó con người nhà thơ của Tú Xương cũng hiện lên rất rõ, từ dáng vẻ đến tâm hồn, từ cá tính đến tâm sự, cả nỗi đau lẫn vẻ đẹp, vừa rất riêng, vừa tiêu biểu cho cả một lớp người, một loại tâm trạng... Tú Xương xuất hiện như một phong cách trào phúng đặc sắc nhiều cung bậc. Nhưng độc đáo hơn cả vẫn là tiếng cười dữ dội và quyết liệt: khác với tiếng cười hóm nhẹ - độ lượng hoặc thâm trầm của Nguyễn Khuyến, một phong cách trào phúng đặc sắc khác, cùng thời, tuy cả hai cùng tâm huyết với nước với dân, cùng cười ra nước mắt. Tú Xương cổ công phát triển đổi mới tiếng Việt văn học và Việt hóa thể thơ Đường luật, thêm một bước dài, góp phần chuẩn bị “hiện đại hóa” nghệ thuật thơ dân tộc. Tú Xương, cùng với Nguyễn Khuyến, tiêu biểu cho khuynh hướng văn học tố cáo hiện thực cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, và là đại biểu xuất sắc cuối cùng của vãn học trung đại Việt Nam.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP