Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài -...

Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài - Soạn bài Vợ chồng A Phủ

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1. Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua:

- Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.

- Diễn biến tâm trạng và hành động.

*Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.

Mị là một cô gái xinh đẹp, dù đói nghèo nhưng vẫn hạnh phúc. Vốn giàu sức sống lại có đời sống tinh thần phong phú, chị hát hay và thổi sáo giỏi.Và chị cũng có một tình yêu gõ vách hẹn hò... Nhưng rồi tất cả đều chấm dứt kể từ cái đêm Mị bị bắt cóc về nhà thông lí Pá Tra làm con dâu gạt nợ.

Mị bị đối xử hết sức tàn tệ chẳng khác chi một công cụ biết nói .Quanh năm suốt tháng, chị phải làm lụng quần quật, khổ cực quá chừng :Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.

Sống lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, lúc nào Mị cũng cúi mặt, mặt buồn ,rười rượi, chị không mong đợi bất kì cái gì và cũng chẳng còn có khái niệm gì về không gian hay thời gian nữa. Mị tin rằng mình đã bị trình ma nhà thống lí chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

*Diễn biến tâm trạng và hành động.

Trong chiều sâu, tâm hồn Mị không hoàn toàn giá lạnh mà vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ, dai dẳng mãnh liệt. Hễ có dịp là sức sống đó lại trỗi dậy, chẳng khác gì hòn than hồng bị tro bụi phủ đầy, nhưng khi được ngoại cảnh tác động nó lại mạnh mẽ bùng lên. Sức sống đó chính , chính là niềm khát khao hạnh phúc và tình yêu, là thái độ không cam chịu thân phận nô lệ, là tinh thần phản kháng chống áp bức bức lột.

Đã có ít nhất ba lần sức sống tiềm tàng ở cô gái Mèo này trỗi dậy, kể từ khi bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra:

-Lần đầu, Mị định tìm đến cái chết (chị cầm nắm lá ngón về nhà lạy chào vĩnh biệt cha). Trong hoàn cảnh của chị lúc này, tự tử là một thái độ phản kháng, không chấp nhận số phận, thà chết còn hơn sống nô lệ.

-Lần thứ hai, một đêm tình mùa xuân, Mị uống rượu thấy phơi phới trở lại, chị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng (Mị không chịu được bóng tối của kiếp đời nô lệ). Chị lấy váy áo định đi chơi (A Sử ở liền đó đã trói chị lại một cách tàn nhẫn).

-Lần thứ ba, Mị cởi trói cho A Phủ và hai người cùng trốn khỏi Hồng Ngài.

Như vậy, tính cách Mị có hai mặt mâu thuẫn: cam chịu và phản kháng, chấp nhận cuộc sống lầm lũi trâu ngựa nhưng vẫn khao khát được sống như một con người. Sau cùng, tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc tình yêu đã chiến thắng ở Mị, dẫn tới sự bùng nổ ở hành vi chị tự giải phóng cho mình.

2. Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau.

*Tính cách A Phủ

- A Phủ là một chàng trai mồ côi khỏe mạnh, lao động giỏi, thạo công việc, lại cần cù, chịu khó, nhưng không thể lấy nổi vợ vì không có ruộng, không có bạc. Là một thanh niên dũng cảm cương nghị

- Ở cảnh đầu, thái độ của chàng trai nghèo miền núi này thật mạnh mẽ và quyết liệt: Một người to lớn vụt chạy ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử... Nó vừa kịp vung tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ,kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp.

-Còn trong cảnh xử kiện kì quặc nhà Pá Tra, dẫu phải chịu trận mưa đòn dữ dội, A Phủ vẫn gan lì chịu đựng, không chút kêu rên mà chỉ im lìm như cái tượng đá.

Chính tính cách đậm chất nam tính đó là cơ sở để sau này khi gặp A Châu, anh nhanh chóng giác ngộ cách mạng.

*Bút pháp

Về nghệ thuật miêu tả trước tiên là nghệ thuật miêu tả nhân vật, khắc họa chân dung và tính cách của các nhân vật Mị và A Phủ. Hai nhân trung tâm này có nhiều nét gần gũi nhau về hoàn cảnh và số phận, nhưng vẫn là những tính cách có những nét riêng biệt rất rõ. Nhân vật Mị được nhà vàn Tô Hoài miêu tả và khám phá trong chiều sâu nội tâm, trong những đổi thay thăng trầm của tâm trạng mà phát triển tính cách. Điều này thể hiện rõ nhất trong đoạn diễn tả khát vọng hạnh phúc của Mị trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân và đoạn Mị cởi trói cho A Phủ. Trong khi đó, tính cách gan góc, bộc trực của A Phủ lại được nhà văn thể hiện qua nhiều hành động và những lời đối thoại rất ngắn gọn, đơn giản.


3. Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm.

Bằng khả năng quan sát sắc sảo tinh tế, bằng năng lực dựng cảnh, dựng người đầy màu sắc miền núi và giàu chất thơ, Tô Hoài đã khắc họa được nhiều bức tranh về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, nhiều phong tục độc đáo, và hình ảnh con người Hmông hồn nhiên ngay thẳng. Đặc sắc nhất là đoạn tả cảnh mùa xuân, những đêm tình mùa xuân.

Về nghệ thuật trần thuật, cách dắt dẫn các tình tiết xây dựng cốt truyện rất gần gũi với truyện kể dân gian, nhưng vẫn hấp dẫn nhờ sự sắp xếp tự nhiên, chuyển cảnh hợp lí, các đoạn nói về lai lịch nhân vật tuy ngắn gọn nhưng đủ để thể hiện số phận và tính cách của từng nhân vật.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP