Vợ nhặt - Kim Lân - Soạn bài...

Vợ nhặt - Kim Lân - Soạn bài Vợ nhặt

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

1. Dựa vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm thành mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn? Mạch truyện đã được dẫn dắt như thế nào?

*Dựa vào mạch chuyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

-Đoạn 1:Từ đầu đến "hắn cũng chỉ là tầm phơ tầm phào có hai bận ấy thế mà thành vợ thành chồng " .

Chàng trai đưa" vợ nhặt" về nhà gặp mẹ

- Đoạn 2:Từ "Ít lâu nay ,hắn xe thóc "đến "đánh một bữa thật no nê rồi cùng đẩy xe bò về ".

Nói rõ về hoàn cảnh đôi lứa đã gặp nhau và thành vợ thành chồng .

-Đoạn 3: Từ "Tràng chợt đứng lại ,lắng tai nghe " đến " có tiếng hờ khóc văng vẳng đến từ những nhà có người chết đói ". Tình cảm của bà cụ Tứ (người mẹ ) già nghèo khổ đối với đôi vợ chồng mới .

-Đoạn 4:Phần còn lại .

Những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết tuy có tủi hờn thân phận nhưng vẫn nhen nhóm lòng tin về sự đổi đời trong những ngày sẽ tới .

* Mạch truyện sẽ được dẫn dắt hợp lí .Có thể nói tất cả các tình huống được thể hiện trong truyện đều khởi đầu từ việc anh Tràng nhặt được vợ giữa những ngày đói khủng khiếp ấy .

Thế nhưng tác phẩm lại được mở ra từ cảnh Tràng đưa "Vợ nhặt" về nhà gặp mẹ .Nếu tác giả đưa đoạn thứ hai lên trước theo trình tự thời gian thì truyện sẽ kém phần hấp dẫn hơn .

2. Vì sao người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà? Sự ngạc nhiên của các nhân vật trong truyện cho thấy nhà văn đã sáng tạo đưực tình huống truyện như thế nào?Tình huống đó có những tác dụng gì đối với nội dung, ý nghĩa của thiên truyện?

Người dân xóm ngụ cư lại ngạc nhiên khi thấy Tràng đi cùng một người đàn bà lạ về nhà vì

-Thứ nhất, một người nông dân nghèo, xấu xí lại là dân ngụ cư như Tràng mà cũng lấy được vợ, mà lại là vợ theo.

-Thứ hai là thời buổi đói khát ấy người như anh ta, nuôi thân, nuôi mẹ chẳng xong mà còn dám đèo bòng vợ con. Tuy nhiên, sự việc này diễn ra lại rất hợp lí. Bởi lẽ, nếu bình thường không phải là năm đói kém, thì có ai mà thèm lấy Tràng. Cũng may, đây là“vợ nhặt” không phải lễ nghi cheo cưới chi cả cho nên Tràng mới có được vợ.

Sự ngạc nhiên của dân làng, của bà cụ Tứ, và của chính Tràng, tác giả đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo: Đây là một tình huống oái oăm không biết nên vui hay nên buồn, không biết nên mừng hay nên lo. Mọi người đều có chung tâm trạng ấy, nhất là bà cụ Tứ: “Lòng ngưởi mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự. Bà mừng vì dù sao con mình cũng đã có vợ, một mặt lại tủi vì gặp phải đói khổ này người ta mới lấy đến con mình...”.

Tình huống éo le trên đã mở đầu cho sự phát triển của truyện và tác động đến diễn biến tâm trạng và hành động của các nhân vật trong tác phẩm.



3. Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. Qua tình huống trong truyện, hiểu gì về tình cảm và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói 1945?

Tên truyện là Vợ nhặt, nghĩa là một thứ vợ do nhặt nhạnh vu vơ mà có được chứ không phải là vợ do cheo cưới đàng hoàng mà có.

Điều này cho thấy cảnh ngộ của người đàn bà là “vợ nhặt” của Tràng thật tội nghiệp. Ngay cả cái tên mà chị cũng không có được. Ngồi vêu ra ở cửa nhà kho cùng với mấy người con gái, chị chờ nhặt nhạnh những hạt rơi hạt vãi hay ai có công việc gì gọi đến thì làm. Gặp Tràng, lần đầu cười cợt hồn nhiên, nhưng lần sau chị biến đổi nhanh và rõ: thị rách quá, do quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Chỉ vì đói quá chị đã gợi ý để được ăn: Có ăn gì thì ăn, chả ăn giầu. Và chỉ cần một lời đồng ý của Tràng là chị ăn luôn. Chị ăn bánh đúc một chặp bốn bát.

Sau đó, Tràng nói đùa mà chị cứ cho là thật. Chị đã theo anh, chấp nhận theo không anh khi hầu như chưa hiểu chút nào về Tràng và hoàn cảnh của anh. Suy cho cùng, lấy chồng, làm “vợ nhặt” của Tràng chẳng qua với chị là một cách chạy trốn cái đói mà thôi.

4. Cảm nhận về niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng, Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc như thế nào khi thể hiện niềm khát khao đó của nhân vật (lúc quyết định đế người đàn bà theo về, trên đường về xóm ngụ cư, buổi sáng đầu tiên có vợ,...).

Khi thể hiện niềm khao khát tổ ấm gia đình của nhận vật Tràng lúc quyết định lấy vợ, khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư và nhất là trong buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ, Kim Lân đã có những phát hiện tinh tế và sâu sắc:

-Lúc quyết định lấy vợ: Thoạt đầu Tràng có chút phân vân, do dự: Mới đầu anh chàng cũng chọn: nghĩ thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Nhưng rồi sau đó anh chàng đã tặc lưỡi: “Chặc, kệ!”. Điều này đúng như ý đồ của tác giả: Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra người (nhà văn Kim Lân nói về truyện Vợ nhặt).

Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: Phút này, Tràng như đã thành một con người khác, phớn phở lạ thường, môi cười tủm tỉm, mắt sáng hẳn lên, mặt vênh vênh tự đắc, nhưng cũng có lúc “cứ lúng ta lúng túng” đi bên vợ. Nhưng chủ yếu vẫn xúc động với cảm giác mới mẻ khác lạ “mơn man” như một bàn tay vuốt nhẹ.

-Buổi sáng đầu tiên khi có vợ Tràng cảm thấy “êm ái, lửng lơ, như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ khác lạ. Từ cảm giác sung sướng hạnh phúc Tràng ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình “bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà lạ lùng”, “một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng "."Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người ,hắn thấy hắn phải có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này...".

5. Phân tích tâm trạng buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ, qua đó anh chị hiểu gì về tấm lòng của bà mẹ nông dân này?

Lúc đầu, bà cụ Tứ không ngờ con mình lấy được vợ. Nên thấy người đàn bà trong nhà, bà không hiểu là ai. Hàng loạt câu hỏi đã hiện lên trong óc bà: Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay ở đầu giường thằng con mình thế kia.? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ? Ô hay,thế là thế nào nhỉ ?...Vì sao...Vì bà cụ nghĩ là tình cảnh nghèo khó ,xấu xí ,bị khinh bỉ của thì,nhất là giữa nạn đói khủng khiếp khi ấy .

Đến lúc biết con mình đã "nhặt"được vợ về ,bà cụ Tứ vui mà tội nghiệp ,mừng mà vừa tủi vừa lo . Bà cụ mừng vì dẫu sao con trai mình cũng đã có được vợ ,dù chỉ là “vợ nhặt” như thể nhặt của rơi ngoài đường. Bà cụ là người từng trải, hiểu biết nên đã cảm thấy biết bao nhiêu cơ cực, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp con mình. Tiếp đó bà lại thương cảm cảnh ngộ đứa con dâu: Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Và bà đã nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

-Ừ thôi thì các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng.

Người mẹ già giàu lòng vị tha đó còn xa xôi nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn của mình và tương lai không biết sẽ ra sao của con trai và con dâu. Chỉ một câu nói: Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá cũng chan chứa biết bao sự thông cảm yêu thương.

Hiểu được trách nhiệm của mình đối với con, bà cụ Tứ đã cố nén bao nỗi buồn lo, động viên con tin tưởng ở sự sống và tương lai. Bà cụ đã dọn dẹp sửa sang nhà cửa: “Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lèn. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẽ, nề nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn... Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lào nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này”.

Câu 6:Tìm hiểu nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân :cách kể chuyện hấp dẫn ,cách dựng cảnh gây ấn tượng với nhiều chi tiết đặc sắc ,đối thoại sinh động miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế ,sử dụng ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị ,tự nhiên.

Tình huống truyện độc đáo và cảm động

Chỉ riêng tên truyện cũng đủ cho thấy một tình huống éo le độc đáo :vừa mừng vừa lo ,vừa vui vừa buồn và càng ngẫn nghĩ càng thấy "ai oán ,xót thương ". Đó cũng là một tình huống thấm đẫm tình người ,có sức lôi cuốn chú ý của người đọc :Vợ nhặt "nhặt" được vợ

Cách trần thuật chuyện, dựng đối thoại tự nhiên, hấp dẫn

  • Tác giả đảo lộn trật tự thời gian một cách hợp lí để trần thuật tự nhiên và hấp dẫn: bắt đầu bằng sự việc Tràng đưa vợ về nhà trong lúc cả xóm ngụ cư nhìn theo kinh ngạc. Đến nhà rồi chính Tràng cùng kinh ngạc khi nhìn thị ngồi ngay giữa nhà. Chính lúc ấy nhà văn mới theo dòng hồi tưởng của Tràng mà trần thuật lại đầu đuôi câu chuyện anh này nhặt được vợ. Sau đó ông mới để mạch chuyện chảy xuôi cho đến hết.
  • Tác giả dùng lối trần thuật qua đối thoại giữa các nhân vật. Nhiều đoạn đối thoại thật tự nhiên, hóm hỉnh và hấp dẫn như đoạn đối thoại giữa đôi vợ chồng Tràng hay đoạn giữa mấy người đàn bà trong xóm về người vợ mới của Tràng. Từ ngữ trong đối thoại cũng rất hợp với lời nói cửa miệng hằng ngày của người dân nghèo trước đây. Như đoạn Tràng và vợ trên đường về, hai người hầu hết đều nói câu cụt ngủn, thiếu chủ ngữ. Cách nói của Tràng theo lối bông phèng bình dân: Vợ mới vợ miếc, lên giường lên giếc. Bà cụ Tứ đôi chỗ dùng thành ngữ tục ngữ “phải duyên phải kiếp”, “ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Nói chung các trường hợp trên đều rất tự nhiên và hấp dẫn.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí sắc sảo

Truyện có ba nhân vật chính:

-Vợ Tràng: Tuy vì đói khát cùng đường đến mức bốp chát, chua ngoa, liều lĩnh và trơ trẽn, không còn chút e thẹn cố hữu của người phụ nữ nhưng cũng đã trở nên hiền hậu, chịu thương chịu khó khi trở thành nàng dâu mới.

-Tràng: Chợt vui khi đưa vợ về nhà qua lối xóm mặt phớn phở, hai mắt sáng lấp lánh. Chợt buồn khi cùng với vợ về đến nhà thấy cảnh nhà xơ xác, quạnh hiu, bừa bộn.

Anh vui vì bỗng dưng mà được vợ nhưng buồn vì lo không biết mẹ mình có chấp nhận không và cảnh nhà có vượt qua được cái đói nghèo không.

Sau đó, anh thấy lòng đầy yêu thương, vui sướng vì mình đã nên người. Sự gắn bó tình cảm trong cảnh khổ, tình yêu thương với vợ, hạnh phúc gia đình khiến anh hướng tới tương lai, thấy mình phải đứng đắn hơn và có trách nhiệm hơn với vợ, với mẹ, không thể sống ơ thờ, tùy tiện như trước nữa. Trong đầu óc anh hai lần hiện ra lá cờ đỏ thật to và đám người cùng nhau đi phá kho thóc.

-Bà cụ, mẹ Tràng: là một người mẹ rất mực thương yêu con nhưng vì hoàn cảnh nghèo khổ, không thể lo toan được hạnh phúc cho con. Bà cụ biết mình không làm tròn bổn phận người mẹ là phải lo lắng sao cho con cái nên vợ nên chồng, ăn nên làm nổi, sinh con đẻ cái nở mặt với đời. Bởi vậy, nay con bỗng dưng lấy được vợ bà vừa vui vừa mừng vừa nghĩ lại mà tủi cho con mình. Không những thế, bà còn lo âu: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. “Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...”.

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa ,nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng .

Nói chung ,Kim Lân đã thể hiện tâm lí của cả ba nhân vật chính một cách chân thực và sinh động qua điệu bộ ,ngôn ngữ hoặc trực tiếp diễn tả tâm trạng ý nghĩa của họ một cách điêu luyện tài tình .


Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP