Bài 20 Sự ăn mòn kim loại -...

Bài 20. Sự ăn mòn kim loại - Bài 5 trang 95 - sách giáo khoa Hóa 12

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

a. Cho lá sắt vào dung dịch \(H_2SO_4\) loãng, thấy khí thoát ra và bọt khí bám trên bề mặt thanh sắt tăng dần làm giảm diện tích tiếp xúc giữa thanh sắt với dung dịch \(H_2SO_4\), do đó khí thoát ra giảm dần và ngừng hẳn.

\(Fe + H_2SO_4 ​​\rightarrow FeSO_4 + H_2\)

b. Khi cho lá sắt vào dung dịch \(H_2SO_4\) loãng có thêm vài giọt dung dịch \(CuSO_4\), đầu tiên xảy ra phản ứng:

\(Fe + CuSO_4 ​​\rightarrow FeSO_4 + Cu\)

Đồng (Cu) tạo thành bám trên bề mặt thanh sắt được nhúng trong dung dịch \(H_2SO_4\) loãng nên xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.

- Ở điện cực âm, Fe bị ăn mòn theo phản ứng:

\(Fe ​​\rightarrow Fe^{2+} + 2e\)

- Ở điện cực dương, ion \(H^+\) của dung dịch \(H_2SO_4\) nhận electron:

\(2H^+ ​+ 2e ​\rightarrow H_2\uparrow\)

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP