Đọc thêm: Tinh thần thể dục - Nguyễn...

Đọc thêm: Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan - Soạn bài Tinh thần t...

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

1. Bố cục và cách dựng truyện của Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt?

Trả lời:

a. Có thể chia truyện ngắn làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến...“Nay sức, Lê Thăng”): Giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng.

- Đoạn 2 (tiếp đó đến... “Vâng”): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí (lí trướng).

- Đoạn 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.

b. Cách dựng truyện với tính chất bi hài với nội dung cốt truyện đã bộc lộ được mẫu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể dục thể thao do chính quyền Pháp phát động. Sự thúc ép của các cấp chính quyền từ tỉnh xuống xã, việc hành hạ nhân dân tất cả chỉ để làm vừa lòng bọn thực dân kia. Xem đá bóng phải bắt cho đủ số người quy định, tìm người đi xem bóng đá mà như việc đi lùng tội phạm, mọi người ai cũng né tránh tìm cách lẩn trốn, bọn hương lí thừa cơ hội bòn rút tiền của của dân chúng. Đó là một cảnh tượng rất hỗn độn, nhố nhăng của một cái xã hội thối nát, một tấn bi kịch cười ra nước mắt.Đằng sau tiếng cười ấy Nguyễn Công Hoan muốn cho người đọc thấy được những cảnh đời éo lé, số phận thật đáng thương của những con người bị sống trong một xã hội nực cười đó.

2. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện? Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó, mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì? Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó.

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách để được ở nhà thậm chí trốn tránh. Trên cơ sở những mâu thuẫn đó, mỗi cảnh riêng lại có những nét hài hước riêng.

Phân tích

Hóa ra thời bấy giờ đi xem đá bóng không là giải trí thú vị, tự nguyện mà là một tai nạn của đầu đinh, sánh ngang tầm đi lính, đi phu... nhưng khác là đi xem đá bóng thì phải mặc quần áo “nghiêm chỉnh” và phải “ vỗ tay luôn luôn” để đẹp lòng quan khách.. Khỏi phải nói, ta cũng mường tượng : ra các ông khách ấy là ông Tây, ông cẩm, bà Đầm., hoặc có bá con với ông Văn Minh, ông Typn... của Vũ Trọng Phụng.

Quan Lê Thăng đã có một cái trát độc đáo, ông lí ( cần phải thấy tính cách của thầy lí trong vụ này), ông ta thi hành trát càng sáng tạo hơn trong từng sự vụ : nào cái roi song to bằng ngón chân cái, nhặt ba hào của bọn cùng đinh bỏ túi cho thằng Sang đi thi anh Mịch rồi dặn dò nó nắm cơm từ chiều hôm trước, áo khăn tử tế... cổ nhân có nói “có đức mặc sức mà ăn” quả là không sai!

Đức dày ơn rộng đến thế, mà ông lí gặp toàn những “dân ngu như lợn “trốn như trốn giặc” không chịu đi xem đá bóng!

Hỡi ôi song song... đối lập với các quan khách là vị lí trưởng vác roi và những vị tổ chức sân thể dục là những con người “ăn mặc như thằng ăn mày”, đi xem đá bóng thuê cũng phải dạm mượn khăn áo, mà người thuê người đi thay mình cũng còn phải nộp ông lí ba hào... Và bao nhiêu gương mặt nhăn nhó, van xin được ở nhà... chẳng phải nghỉ ngơi nhàn hạ gì... mà để “được” đi làm trừ nợ. Thế mà rồi cũng không xong! Người ta bảo rằng “quan tha thì ma bắt”, ở đây hai bên cùng là quan, hai quan cùng đi bắt thằng dân đen trôn ở ngách nào?

Họ trốn ở ngách nào được, khi ông lí bảo ‘ốm gần chết cũng phải đi " và bọn lính tuần “tróc” nã sục sạo từng nhà, chọc tay thước cả vào cốt gio,...để túm lây những thân hình cúm rúm của các “thằng cò" nơm nớp lo 1 sợ con đỏ hỏn sê chết đói nay mai!

=> Dựng lên những hoàn cảnh này và qua lời thoại của các nhân vật, Nguyễn Công Hoan chĩa tiếng cười châm biếm đầy mỉa mai vào chính quyền thực dân và bọn phong kiến tay sai. Mặt khác nhà văn chia sẻ với người nghèo khổ, những nạn nhân của tinh thần thể dục giả tạo của bọn xâm lược.

3. Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện Tinh thần thể dục.

Trả lời:

Từ mâu thuẫn giữa việc phải đi cổ vũ cho cái “tinh thần thể dục” và thái độ cự tuyệt, trốn tránh kiên quyết của người dân, truyện làm bật lên tiếng cười hài hước châm biếm hướng đến chính quyền thực dân và bè lũ phong kiến, tay sai. Truyện góp phần làm lật tẩy âm mưu của bọn thực dân khi chúng bày ra cái gọi là "phong trào thể thao", "sức khỏe nòi giống" nhưng thực chất là đánh lạc hướng thanh niên, làm phân tán tinh thần đấu tranh và nhiệm vụ cứu nước của họ lúc đó.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP