1. Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào?
Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra thành tựu thơ mới là không phải bài thơ mới nào cũng là bấi kiệt tác cả. Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện hay nguyên tắc chung của việc định nghĩa về thơ mới là:
Chỉ căn cứ vào cái hay, không căn cứ vào cái dở;
Chỉ căn cứ vào đại thể, không căn cứ vào tiểu tiết.
Bởi lẽ, cái dỏ và tiểu tiết không đủ tư cách để đại diện cho nghệ thuật và những thời đại lớn của nghệ thuật
2. Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì?
Điều cô't lõi mà thơ mới đưa đến cho thi dàn Việt Nam bấy giờ là “cối tôi” đốì lập với “cái ta” của thơ cũ - “cái tôi” với cả mặt tích cực và mặt bi kịch của nó.
Cái tôi là bản ngã của mỗi con người mà bất kì ai là con người cũng đều có cả. Nhưng trong những thời kì lịch sử nhất định, do hệ tư tưởng chính thông của thời đại ngự trị, khống chế, ép buộc nên “cái tôi” (bản ngã) vừa nói không thể bộc lộ mà phải chịu tiềm tàng, giấu kín, triệt tiêu. Do đó, các nhà thơ lúc bấy giờ phải nói lên tiếng nói của “cái ta — đạo lí” chung của thời đại đó. Thơ đó còn gọi là thơ phi ngã...
Ở Việt Nam chỉ đến những năm 30 của thế kỉ XX, khi Thơ mới xuất hiện, “cái tôi” ấy được giải phóng, nhà thơ mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. “Cái tôi” đó chính là “khát vọng được thành thực” như Hoài Thanh đã nói, là sự tự khẳng định mình, khẳng định bản ngã của mình trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sông xã hội. “Cái tôi” bị xã hội phong kiến kiềm chế lâu nay đến khi đó đã bùng nổ mãnh liệt. “Cái sức mạnh súc tích từ mấy nghìn năm nhất đán tung bờ vỡ đê” và đã làm giàu cho thi ca bằng những cảm xúc mới mẻ và những cách tân nghệ thuật.
3. Phân tích vì sao tác giả nói "chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó" lại "đáng thương" và ..."tội nghiệp".
Tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại đáng thương và... “tội nghiệp” là vi chính “cái tôi” của các nhà thơ mới đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh và bơ vơ muấn thoát đi đâu cũng không được. Bởi họ là những hồn thơ mất nước đang sống tù túng mỏi mòn vô vọng lại phải mang trong mình “cái tôi” cô đơn bé nhỏ của các thi nhân lãng mạn.
Điều này được Hoài Thanh thể hiện rõ nét trong đoạn văn:
“Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiếu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Trong đoạn văn này bằng cách tương phản đối lập giữa con đường muốn thoát thân với sự thực hiện hữu của cuộc đời các nhà thơ mới lúc bấy giờ, tác giả đã nêu bật mặt bi kịch của “cái tôi”.
Thoát lên tiên
><
Động tiên đã khép
Phiên lưu trong trường tình
><
Tình yêu không bền
Điên cuồng
X
Điên cuồng rồi tĩnh
Đắm say
><
Say đắm vẫn bơ vơ
Từ đó, Hoài Thanh nhận định: “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”.
Đây chính là nỗi buồn thơ mới, nỗi buồn của cà một thế hệ thi nhân mất nước lại mang “cái tôi” cô đơn bé nhỏ trước Cách mạng tháng Tám, một nỗi buồn đã tạo nên âm hưởng, giọng điệu đặc trưng của Thơ mới giai đoạn này.
4. Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bây giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách “họ gửi cả vào tiếng Việt* vào tình yêu quê hương, vào tinh thần nòi giống.
Lòng yêu nước của họ biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hóa của cha ông, và nhất là ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới. Tình yêu của họ thể hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nền thơ ca Việt, ở niềm say mê sáng tạo ra nhưng giá trị văn hóa, tinh thần trước hết là sáng tạo thơ ca: Tiếng Việt - họ nghĩ - là tấm lụa đã hứng vong hồn những thê hệ qua. Đèn lượt họ, họ cũng mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riềng.
Và như thế, trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng.
Có thể nói các nhà thơ mới đã tìm ra một chỗ dựa tin cậy của tiêng Việt, của tinh thần nòi giống, các thể loại thơ ca xưa. Họ muôn vịn vào đó như vịn vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ,...)
Một thời đại trong thơ ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì tác giả đã cổ một cách viết nghị luận văn chương rất đỗi tài hoa tinh tế và lôi cuốn.
Nghệ thuật viết ấy tập trung vào các điểm sau:
Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, hợp lí;
Dẫn chứng tiêu biểu chọn lọc xác đáng và tinh tế;
Cách thể hiện giàu hình ảnh sinh động, dùng so sánh hay gợi cho người đọc nhiều liên tưởng (“còn cả nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia dinh, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”, “Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua...”).
Sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, giàu cảm xúc: “Ta thoát ln tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta dám say cùng Xuân Diệu”. “Cả trời thực, trời mộng nao nao theo hồn ta.Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế".. Cách dẫn dắt mạch văn rất tự nhiên linh hoạt và độc đáo là không dùng lí mà dùng tình để dần dắt ý.
Nhưng quan trọng hơn cả, bao trùm hơn cả ở đây ià cách luận giải sắc sảo, cách diễn đạt tài hoa, hóm hỉnh đầy sức thnyết phục của Hoài Thanh, tác giả bài tiểu luận.
luyện tập
1.Theo quan niệm của Hoài Thanh, cái ta của thờ cũ:
Từ xưa, xã hội Việt Nam ta không có cá nhân mà chỉ cố đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình.
Cái bản sắc cá nhân chìm đắm trong đoàn thể (gia đình, quốc gia) như giọt nước trong biển cả.
Các văn nhân thi sĩ không một lần nào dùng chữ tôi để nói với mình hay với mọi người. Họ không tự xưng, ẩn mình sau chữ ta là chữ có thể chỉ chung cho nhiều người.
Cái tôi của thơ mới:
Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ như lạc loài nơi đất khách.
Mang theo quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân mình chứ không phải chủ nghĩa cá nhân) một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này.
Chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đôì của nó, làm nhiều người khó chịu, nhưng ngày càng mất dần cái vẻ bở ngỡ và được vô số người quen. Cái tôi của các nhà thơ mới thật đáng thương và tội nghiệp vì nó đem lại cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh bơ vơ muốn thoát đi đâu cũng không được
2.Lòng yêu nước của con người có những biểu hiện đa dạng phong phú. Có lòng yêu nước gán liền với đấu tranh bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm. Cổ lòng yêu nước gắn liền với lao động sản xuất xây dựng đất nước giàu mạnh. Lại cũng có lòng yêu nước biểu hiện ở tha thiết mến yêu gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa, ở ra sức sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới.
Lòng yêu nước của các nhà thơ mới gần với dạng thứ ba trên đây: "... họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ củng muốn mượn tấm hồn bạch chung đề gửi nỗi băn khoăn riêng”. Nói một cách khác, họ yêu tiếng Việt, yêu nền thơ ca Việt. Họ muốn làm cho tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của giống nòi ngày một giàu dẹp hơn, ngày càng trưởng tồn bất diệt.
3. Qua bài tiểu luận Một thời đại trong thơ ca, người đọc chúng ta càng thêm trân trọng “thời dại thơ ca” đã mở đầu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam, nhất là hiểu thêm về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời. Trong hoàn cảnh mất nước, họ phải sống trong cuộc đời tù túng mòn mỏi lại phải mang trong mình “cái tôi”, cô đơn bé mọn của các thi sĩ lãng mạn. Phải đợi đến Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam mới giải phóng đưa họ cùng đất nước chuyển sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do...
Hướng dẫn giải
1. Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra tinh thần của thơ mới là gì? Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện như thế nào?
Theo tác giả, cái khó trong việc tìm ra thành tựu thơ mới là không phải bài thơ mới nào cũng là bấi kiệt tác cả. Và tác giả đã nêu ra cách nhận diện hay nguyên tắc chung của việc định nghĩa về thơ mới là:
Bởi lẽ, cái dỏ và tiểu tiết không đủ tư cách để đại diện cho nghệ thuật và những thời đại lớn của nghệ thuật
2. Điều cốt lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam bấy giờ là gì?
Điều cô't lõi mà thơ mới đưa đến cho thi dàn Việt Nam bấy giờ là “cối tôi” đốì lập với “cái ta” của thơ cũ - “cái tôi” với cả mặt tích cực và mặt bi kịch của nó.
Cái tôi là bản ngã của mỗi con người mà bất kì ai là con người cũng đều có cả. Nhưng trong những thời kì lịch sử nhất định, do hệ tư tưởng chính thông của thời đại ngự trị, khống chế, ép buộc nên “cái tôi” (bản ngã) vừa nói không thể bộc lộ mà phải chịu tiềm tàng, giấu kín, triệt tiêu. Do đó, các nhà thơ lúc bấy giờ phải nói lên tiếng nói của “cái ta — đạo lí” chung của thời đại đó. Thơ đó còn gọi là thơ phi ngã...
Ở Việt Nam chỉ đến những năm 30 của thế kỉ XX, khi Thơ mới xuất hiện, “cái tôi” ấy được giải phóng, nhà thơ mới có thể nói lên những điều thành thực tự đáy lòng mình. “Cái tôi” đó chính là “khát vọng được thành thực” như Hoài Thanh đã nói, là sự tự khẳng định mình, khẳng định bản ngã của mình trước cuộc đời, là sự tự ý thức về cá nhân mình trong cuộc sông xã hội. “Cái tôi” bị xã hội phong kiến kiềm chế lâu nay đến khi đó đã bùng nổ mãnh liệt. “Cái sức mạnh súc tích từ mấy nghìn năm nhất đán tung bờ vỡ đê” và đã làm giàu cho thi ca bằng những cảm xúc mới mẻ và những cách tân nghệ thuật.
3. Phân tích vì sao tác giả nói "chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó" lại "đáng thương" và ..."tội nghiệp".
Tác giả nói “chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó” lại đáng thương và... “tội nghiệp” là vi chính “cái tôi” của các nhà thơ mới đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh và bơ vơ muấn thoát đi đâu cũng không được. Bởi họ là những hồn thơ mất nước đang sống tù túng mỏi mòn vô vọng lại phải mang trong mình “cái tôi” cô đơn bé nhỏ của các thi nhân lãng mạn.
Điều này được Hoài Thanh thể hiện rõ nét trong đoạn văn:
“Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiếu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Trong đoạn văn này bằng cách tương phản đối lập giữa con đường muốn thoát thân với sự thực hiện hữu của cuộc đời các nhà thơ mới lúc bấy giờ, tác giả đã nêu bật mặt bi kịch của “cái tôi”.
Thoát lên tiên
><
Động tiên đã khép
Phiên lưu trong trường tình
><
Tình yêu không bền
Điên cuồng
X
Điên cuồng rồi tĩnh
Đắm say
><
Say đắm vẫn bơ vơ
Từ đó, Hoài Thanh nhận định: “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”.
Đây chính là nỗi buồn thơ mới, nỗi buồn của cà một thế hệ thi nhân mất nước lại mang “cái tôi” cô đơn bé nhỏ trước Cách mạng tháng Tám, một nỗi buồn đã tạo nên âm hưởng, giọng điệu đặc trưng của Thơ mới giai đoạn này.
4. Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách nào?
Các nhà thơ lãng mạn cũng như “người thanh niên” bây giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách “họ gửi cả vào tiếng Việt* vào tình yêu quê hương, vào tinh thần nòi giống.
Lòng yêu nước của họ biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hóa của cha ông, và nhất là ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới. Tình yêu của họ thể hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nền thơ ca Việt, ở niềm say mê sáng tạo ra nhưng giá trị văn hóa, tinh thần trước hết là sáng tạo thơ ca: Tiếng Việt - họ nghĩ - là tấm lụa đã hứng vong hồn những thê hệ qua. Đèn lượt họ, họ cũng mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riềng.
Và như thế, trong thất vọng sẽ nảy mầm hi vọng.
Có thể nói các nhà thơ mới đã tìm ra một chỗ dựa tin cậy của tiêng Việt, của tinh thần nòi giống, các thể loại thơ ca xưa. Họ muôn vịn vào đó như vịn vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
5. Một thời đại trong thi ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng vì sao người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn? (Chú ý cách đặt vấn đề, dẫn dắt vấn đề, lời văn giàu hình ảnh và chất thơ,...)
Một thời đại trong thơ ca là một tiểu luận phức tạp, phong phú nhưng người đọc vẫn thấy dễ hiểu và hấp dẫn vì tác giả đã cổ một cách viết nghị luận văn chương rất đỗi tài hoa tinh tế và lôi cuốn.
Nghệ thuật viết ấy tập trung vào các điểm sau:
Sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, giàu cảm xúc: “Ta thoát ln tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta dám say cùng Xuân Diệu”. “Cả trời thực, trời mộng nao nao theo hồn ta.Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế".. Cách dẫn dắt mạch văn rất tự nhiên linh hoạt và độc đáo là không dùng lí mà dùng tình để dần dắt ý.
Nhưng quan trọng hơn cả, bao trùm hơn cả ở đây ià cách luận giải sắc sảo, cách diễn đạt tài hoa, hóm hỉnh đầy sức thnyết phục của Hoài Thanh, tác giả bài tiểu luận.
luyện tập
1.Theo quan niệm của Hoài Thanh, cái ta của thờ cũ:
Cái tôi của thơ mới:
2.Lòng yêu nước của con người có những biểu hiện đa dạng phong phú. Có lòng yêu nước gán liền với đấu tranh bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm. Cổ lòng yêu nước gắn liền với lao động sản xuất xây dựng đất nước giàu mạnh. Lại cũng có lòng yêu nước biểu hiện ở tha thiết mến yêu gìn giữ phát huy những giá trị văn hóa, ở ra sức sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới.
Lòng yêu nước của các nhà thơ mới gần với dạng thứ ba trên đây: "... họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ củng muốn mượn tấm hồn bạch chung đề gửi nỗi băn khoăn riêng”. Nói một cách khác, họ yêu tiếng Việt, yêu nền thơ ca Việt. Họ muốn làm cho tiếng mẹ đẻ, tiếng nói của giống nòi ngày một giàu dẹp hơn, ngày càng trưởng tồn bất diệt.
3. Qua bài tiểu luận Một thời đại trong thơ ca, người đọc chúng ta càng thêm trân trọng “thời dại thơ ca” đã mở đầu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam, nhất là hiểu thêm về tâm hồn các nhà thơ lãng mạn và thế hệ thanh niên đương thời. Trong hoàn cảnh mất nước, họ phải sống trong cuộc đời tù túng mòn mỏi lại phải mang trong mình “cái tôi”, cô đơn bé mọn của các thi sĩ lãng mạn. Phải đợi đến Cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Việt Nam mới giải phóng đưa họ cùng đất nước chuyển sang một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do...
Gửi 6 năm trước