Những đứa con trong gia đình - Nguyễn...

Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi - Soạn bài những đứa con tr...

0

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

Câu 1. Đoạn trích được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và việc khắc họa tính cách nhân vật?

Chuyện được thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt. Lối thuật chuyện qua dòng hồi tưởng và cảm nghĩ của nhân vật Việt bị trọng thương ở chiến trường, nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại như thế có tác dụng nhất định đối với kết cấu truyện và đối với việc thể hiện các nhân vật, các tình tiết.

Trước tiên, cách thức trần thuật như vậy khiến truyện được kết cấu theo diễn biến của trí nhớ và những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật ấy khi đứt, khi nối sau những lần ngất đi rồi tỉnh lại. Điều này cũng làm cho truyện có màu sắc tình cảm cảm xúc tươi tắn, đậm đà. Diễn biến của truyện cũng hết sức linh hoạt, không chịu gò bó theo trật tự thời gian tự nhiên mà có thể xáo trộn cả không gian lẫn thời gian, chủ yếu từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi rạ những dòng liên tưởng, hồi tưởng đến quá khứ khi gần khi xa từ chuyện này qua chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật kể chuyện.

Ở đây, qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt, hình ảnh các nhân vật - các thành viên trong gia đình: ba, má Việt, chị Chiến, chú Năm được lần lượt giới thiệu hiện rõ dần đồng thời bản thân Việt - người kể chuyện cũng bộc lộ ngày càng đầy đủ tư tưởng tinh cảm và tính cách của mình.


Câu 2. Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ.Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?(Chú ý mối quan hệ của Chiến ,Việt với má và chú Năm .)

Tác phẩm kể chuyện một gia đình. Gia đình này gồm ba, má Việt, chị Chiến, chú Năm và Việt. Gia đình này gắn bó với nhau bằng tình máu mủ ruột thịt và bằng truyền thống yêu nước ,căm thù giặc mãnh liệt ,thủy chung son sắt với cách mạng . Mẹ Việt sau đó bị pháo giặc Mĩ giết hại, tội ác của bọn thực dân đế quốc, kẻ thù của dân tộc lại chất chồng thêm đối với gia đình Việt. Việt và Chiến, hai đứa con của gia đình đã tự nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho gia đình, biểu hiện cụ thể của tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Điều này cho thấý tình cảm gia đình của Việt Nam gần bó làm một với tình yêu nước, tình cảm cách mạng.

Trong gia đình này, tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình yêu cách mạng gắn bó với nhau làm một như lẽ hết sức tự nhiên và tất yếu. Ngày trước vì có chung một tấm lòng với cách mạng, họ đến với nhau thành vợ thành chồng. Ba Việt bị giết bởi giặc Pháp. Mẹ Việt tiếp tục vừa tham gia đấu tranh vừa tận lực nuôi con, kì vọng mai này con lớn khôn sẽ báo thù cho cha. Mẹ Việt sau đó bị pháo giặc Mĩ giết hại, tội ác của bọn thực dân đế quốc, kẻ thù của dân tộc lại chất chồng thêm đối với gia đình Việt. Việt và Chiến, hai đứa con của gia đình đã tự nguyện cầm súng chiến đấu báo thù cho gia đình, biểu hiện cụ thể của tấm lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Điều này cho thấy tình cảm gia đình của Việt Nam gắn bó làm một với tình yêu nước, tình cảm cách mạng.

Cũng có thể nói, truyền thống yêu nước, căm thù giặc của dân tộc thể hiện cụ thề trong truyền thống của gia đình Việt.

Câu 3. Phân tích và so sánh tính cách các nhân vật Việt và Chiến để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.

Trong Những đứa con trong gia đình, hai nhân vật được Nguyễn Thi khắc họa đậm nét hơn cả là Chiến và Việt.

Chiến có những nét rất giống mẹ. Theo lời chú Năm, cô không khác mẹ một chút nào”. - Giống tính gan góc và kiên trì chịu khó. Nội việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình từ trưa cho đến lúc trời chạng vạng cũng đủ thấy diều này. Trước lúc nhập ngũ, Chiến nói với em: Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu: Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”. Sống trong hoàn cảnh bất hạnh đau thương: chị em phải đùm bọc nhau, Chiến sớm trưởng thành. Cô đảm đang, tháo vát, tính toán thu xếp việc nhà đâu vào đấy trước khi lên đường, khiến cho cả chú Năm và Việt đều phải phục.

Dù đôi lúc còn tranh giành với em: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặc, tranh đi tòng quân với em nghĩa là còn rất trẻ con nhưng Chiến lúc nào cũng không quên mình là chị. Cô lo lắng cho em, nhường nhịn em tất cả. Chiến đúng là một cô gái mới lớn, luôn luôn có cái gương trong túi.

Việt là cậu con trai mới lớn lên, tính hồn nhiên trẻ thơ rất rõ. Anh tranh với chị mình công bắt ếch, công bắn tàu giặc và tranh cả phần nhập ngũ với chị mình. Tuy rất yêu quý đồng đội nhưng không bao giờ nói thật cho họ biết là mình có chị gái chỉ vì sợ “mất chị”. Trong khi bị thương nặng ở mặt trận, Việt không sợ chết mà chỉ sợ ma và bóng tối. Nhất là Việt luôn luôn giữ trong mình một cái ná thun mà từ nhỏ anh đã từng bắn chim. Mặc dù hiện tại Việt cầm súng tự động, báng súng còn thơm gỗ, đánh Mĩ bằng lê, cái ná thun vẫn còn nằm gọn trong túi áo. Nghe những loạt đại liên nổ kề bên, Việt nghĩ: “Chúng đến giết mình đây! Chết là gì nhỉ ?Chắc là đau gấp mười lần bị thương...”. Sau ba ngày lạc đơn vị, được gặp lại đồng đội, Việt rất xúc động khóc đó rồi cười ngay đó

Tuy hồn nhiên thơ trẻ như vậy, nhưng tình cảm yêu thương của Việt rất sâu đậm nhất là đối với Chiến, chị mình. Vốn là hai chị em mồ côi, chị hai ở xa đứa em út còn nhỏ. Việt thương chị lúc nào cũng nhường mình từ việc bắt ếch đến chiến công trên sông Định Thủy. Ngoài ra Việt còn có mối quan hệ đằm thắm tình nghĩa với mọi người thân xung quanh. Anh sống với chú Năm đậm đà trong tình chú cháu. Việt rất yêu thương đồng đội, nhất là anh Tánh. Bởi vậy, bị thương nặng kiệt sức, Việt vẫn quyết lần về với các anh. Anh sung sướng biết bao khi nghe tiếng súng của đơn vị mình.

Cả Việt và Chiến đều là "con nòi"của miền Nam thời đánh Mĩ, thời chiến tranh chống ngoại xâm vô cùng ác liệt. Cả hai hình tượng nhân vật này đều có nét đáng yêu riêng. Việt là người có ý thức chiến đấu mạnh mẽ với tình cảm yêu thương sâu đậm đối với mọi người xung quanh. Anh rất hồn nhiên thơ trẻ.

Là chị, tuy không lớn hơn tuổi Việt là mấy, nhưng Chiến già dặn, khôn ngoan do lớn lên trong cảnh nhà ba má mất sớm, cô phải thay má đảm đương mọi việc trong gia đình.

Cả Việt và Chiến đều tiêu biểu cho khí phách anh hùng của tuổi trẻ miền Nam thời đó, khí phách của những đứa con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thành đồng của Tổ quốc. Họ cầm súng lên đường đánh giặc vì thù nhà nợ nước nặng trĩu trên vai, nhưng đặc biệt là mỗi nhân vật, mỗi con người đều được nhà văn cá thể hóa cao độ, tạo được sức hấp dẫn đối với độc giả.

Câu4. Phân tích những biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong đoạn trích này?

Khuynh hướng sử thi là một khuynh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử mang tính toàn dân. Tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" được viết bằng cảm hứng sử thi. Tuy chỉ tập trung vào hình ảnh những con người trong một gia đình những đó cũng là hình ảnh tiêu biểu cho đại gia đình đất nước. Chú Năm nói "Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông", dòng sông truyền thống của gia đình hòa cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc: nhiều nỗi đau nhưng cuồn cuộn căm hờn, kết tinh thành sức mạnh tinh thần to lớn, vô tận, bất khuất trước kẻ thù. "Những đứa con trong gia đình" cách mạng. này đều hiện lên với kích cỡ của những người anh hùng với những suy nghĩ, câu nói, hành động đáng khâm phục.
Câu 5.Đối với anh(chị) ,đoạn văn nào cảm động nhất ?Vì sao?
Đọc“Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi, chúng ta mãi không thể quên cảnh tượng hai chị em Chiến Việt khiêng bàn thơ má sang nhà chú Năm .Đây là đoạn văn lay động được lòng độc giả nhiều nhất.

+ Phản ánh sự mất mát lớn lao của hai chị em.

+ Thể hiện sự hiểu thảo của Chiến Việt - một lòng hiếu thảo thật cảm động. Với hai chị em, ba mẹ vẫn luôn tồn tại, và bổn phận của họ là thờ phụng, là tưởng nhớ một cách chu đáo, không để chiến tranh ảnh hưởng đến sự thiêng liêng của hình ảnh ba, má.

+ Thể hiện sự trưởng thành của Việt: Trước đó, Việt hay tranh dành với chị, không đủ kiên trì đọc cuốn sổ gia đình, nghe chị bàn việc thu xếp công việc gia đình thi ngủ quên lúc nào không biết. Nhưng trong khoảnh khắc thiêng liêng này, Việt thấy thương chị lạ, Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình như thế. Còn mối thù thằng Mĩ có thể rờ thấy được... Đây là đoạn văn được kể qua hồi ức của Việt --> càng thấy được sự trưởng thành trong tâm hồn của anh.

+ Thể hiện sự tiếp nối của các thể hệ để tạo nên dòng sông gia đình: Chị Chiến mang vóc dáng của má, hai chị em đi qua con đường hồi trước má vẫn đi.

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP