Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao...

Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Soạn bà...

0
Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Soạn văn lớp 12

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0

Hướng dẫn giải

I. NỘI DUNG CƠ BẢN

1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì?

. - Là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội.

- Chủ yếu dược tiên hành bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết.

- Nhằm mục đích tác động đến nhận thức, tình cảm, hành động.

2. Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.

- Nhân vật giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Nội dung giao tiếp

- Mục đích giao tiếp

- Phương tiện và cách thức giao tiếp

3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện ra sao?

- Người nói (viết) tạo lập văn bản

- Người nghe (đọc) lĩnh hội văn bản

- Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác

4. Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết.

5. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng; còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.

Ngữ cảnh bao gồm: - Nhân vật giao tiếp

- Bối cảnh ngôn ngữ rộng và hẹp

- Văn cảnh

Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội.

6. Nhân vật giao tiếp (người nói, người viết, người nghe, người đọc) với những vị thế và quan hệ xã hội, những đặc điểm về cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ, quan hệ thân sơ của họ đôi với nhau... luôn chi phôi nội dung và hình thức lời nói của họ với nhau.

7. Khi giao tiếp các nhân vật giao tiếp sứ dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tao ra lời nói, những sản phẩm cụ thể của cá nhân.

8. Trong hoạt động giao tiếp mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

9. Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

II. LUYỆN TẬP

• Bài tập 1

Trong đoạn trích từ truyện Lão Hạc của Nam Cao có hai nhân vật giao tiêp: một là Lão Hạc, hai là nhân vật xưng tôi. Hai nhân vật này lần lượt đổi vai cho nhau nghĩa là lần lượt đóng vai người nói, người nghe. Ngôn ngữ nói của họ thể hiện qua nhiều mặt: nói phối hợp với cử chỉ điệu bộ (cười như mếu, mặt lão đột nhiên co rúm lại...) sử dụng nhiều từ ngừ thuộc ngôn ngữ nói ( đi đời rồi - chết, khốn nạn, có biết gì đâu, cu cậu...), các lượt lời của họ giao tiếp kế tiếp nhau...

• Bài tập 2

Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp:

- Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn, vợ chết, anh con trai bỏ đi làm ăn xa. Lão Hạc chỉ có "Cậu vàng" là "người thân" duy nhất.

Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.

- Quan hệ thân sơ: quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm, láng giềng. Lão Hạc có việc gì cũng tâm sự, hỏi ý kiến ông giáo.

- Những điều nói trên chi phối đến nội dung và cách thức nói của nhân vật. Trong đoạn trích, ở lời thoại thứ nhất của lão Hạc ta thấy rất rõ:

+ Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "Cậu Vàng".

+ Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (Ông giáo ạ!) .

+ Sắc thái lời nói: đối với sự việc bán con chó, lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "Cậu Vàng", coi việc bán là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).

• Bài tập 3

Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết có hai thành phần nghĩa:

- Nghĩa sự việc: con chó biết việc nó bị giết hại.

- Nghĩa tình thái: lão Hạc biểu lộ lòng xót thương con vật yêu quí khi nó bị lâm vào cảnh khôn cùng (lão gọi con chó là "cu cậu” và xem nó cũng có cảm giác như thể con người).

• Bài tập 4

Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nổi giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích (hoặc cả truyện Lão Hạc) lại co một hoạt động giao tiếp nữa giữa nhà văn Nam Cao với người đọc.

Sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp này là:

- Giao tiếp đầu ở dạng ngôn ngữ nói, hai người đổi vai,- giao tiếp trực diện có sự hỗ trợ của cử chỉ, điệu bộ, nét mặt ngữ điệu.

- Giao tiếp sau thông qua văn bản viết, có sự cách biệt về thời gian và sự cách trở không gian giữa nhà văn người đọc không có sự phụ trợ của ngữ điệu nhưng lại có sự hỗ trợ của dấu câu.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP