Câu 1:Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? Chùm thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư tình cảm của nhà thơ, một người phụ nữ duyên phận hẩm hiu: lỡ thì, quá lứa.
Nhà thơ Xuân Diệu trong bài Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm cho rằng bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài Khóc vua Quang Trung của công chúa Ngọc Hân làm thành một khóm riêng biệt, là tiêng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm của mình trong văn học cổ điên Việt Nam, nó khác với Chỉnh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm hay thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
Đây là một cảnh trong đêm khuya, người đàn bà một mình không ngủ, năo nuột một cái thân lẻ chiếc, thiếu thốn yêu đương, xuân có trở về mà tình yêu thì mình chỉ được sẻ có một tí.
Hai câu mở đầu bài thơ là một cảnh ngộ, một tâm trạng tê tái:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Đúng là: "Khai môn kiến sơn” (Mở cửa ra thấy núi). Câu đầu gây cảm giác lặng buồn dù có khua lên hồi trống canh “văng vẳng”. Âm thanh uvăng vẳng” của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại, không những như thúc giục thời gian trôi qua nhanh mà còn báo hiệu sự vắng lặng và buồn bã. Tiếng trông đồn canh vẫn gợi buồn. Ngay trong bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan: "Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn” tuy chỉ vẳng lại lúc “chiều hôm” chớ chưa phải là lúc “đêm khuya” vậy mà lòng người đọc còn thấm thìa nỗi buồn.
Chính trong bối cảnh ấy đã hiện ra con người của nhà thơ cô độc, trơ trọi:
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hồng nhan là sắc mặt hồng, cách hoán dụ chi người phụ nữ đẹp: chữ cái nhằm cụ thể hóa đối tượng diễn tả. “Trơ” là lì ra, trơ ra như mất cả cảm giác. "Nước non” chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội. Các yếu tố ấy cùng thể hiện một tâm trạng cô đơn, quạnh quẽ rất mực của con người trong một không gian rộng lớn. Vì lắm nỗi đau buồn, nét mặt con người như trơ ra trước cảnh vật, trước mọi người tưởng như hóa đá, không còn cảm giác gì nữa. Người đọc tưởng như nghe được từ hai câu thơ ấy cả những tiếng thở dài ngao ngán, tủi hổ Vjề duyên phận hẩm hiu của người phụ nữ đa tài, đa tình ấy.
Tiếp theo là hai câu thực:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xể khuyết chưa tròn.
Giữa đêm khuya, nhà thơ cảm thấy trống vắng cô đơn. Để quên đi nỗi buồn trơ trọi này, bà đã nhờ đến rượu mượn chút hương nồng. Nhưng càng uống, bà càng tỉnh ra. Ngước lên ngắm trảng thì trông đã xế bóng mà chưa lức nào tròn. Bà cùng cám cảnh cho phận minh. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ này thật tài tình, đăng đối, hô ứng nhau, cùng nhau làm nổi bật lên thân phận của một khách hồng nhan bạc mệnh tài hoa, nhan sắc mà phải chịu cảnh dang dở, cô đơn.
Tủi buồn cho duyên phận mình, người phụ nữ đã trải qua biết bao đêm dài thao thức mong đợi, ước mơ. Nhưng ngày tháng cứ vô tình chồng chất thêm hy vọng, đợi chờ, khao khát. Nhưng hạnh phúc vẫn mù tăm. Biết đến khi nào vầng trăng mới tròn như biết bao tháng ngày đã mơ ước. Càng cô đơn, càng mong đợi mà càng mong đợi thì đau buồn càng lắng đọng thêm. Đó chính là bi kịch của người phụ nữ có'duyên phận hẩm hiu.
Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn "khuyết chưa tròn". Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên. Cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.
Câu 2. Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Hai câu thơ hai hình ảnh mãnh liệt nêu bật một sự phản kháng dữ dội. “Rêu từng đám” tuy bé nhỏ, mềm yếu mà cũng dám “Xiên ngang mặt đất”. “Đá mấy hòn” thôi mà cũng “đâm toạc chân mây”.
Hơn ai hết, nhà thơ vốn là người tự tin và yêu đời rất mực. Nhìn rêu đá, bà cũng thấy chúng hoạt động mạnh mẽ, mang một sức sống đặc biệt nhưng cũng nhỏ bé và xa xôi quá. Hai câu thơ thể hiện rõ nét bản sắc, phong cách của Hồ Xuân Hương: bà luôn luôn cảm nhận sự vật dưới một cái nhìn mạnh mẽ hàm chứa một sức sông mãnh liệt dạt dào. Do đó mà cả rêu bé nhỏ, cả đá vô tri cũng tung hoành “xiên ngang”, “đảm toạc”. Dù phải trải qua nhiều bi kịch nhưng bà vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng của bà tuy mạnh mẽ và dữ dội nhưng thực tại vẫn đắng cay, chua chát. Phải sông trong một xẩ hội phong kiến trọng nam khinh nữ, xẹm phụ nữ là hạ đẳng, chẳng chút gì trân trọng yêu thương thì bà phải lâm vào cảnh ngộ “lạnh lùng” chua xót là điều tất yếu. Thấm thìa nỗi buồn đau riêng ấy của mình, nhà thơ muôn cất lên tiếng nói nhằm đấu tranh cho nữ giới, mọi chị em đều được sông, được yêu thương, được một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng việc ấy đâu phải dễ dàng. Bởi ngay chính bà, vẫn phải đang gánh chịu một duyên phận hẩm hiu.
Câu 3: Hai câu thơ kết nói lên tâm trạng gì của tác giả?
Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn
Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Từ xuân ở đây ngoài ý chỉ mùa xuân còn hàm ý chỉ tuổi trẻ, tuổi xuân Theo nhịp tuần hoàn của trời đất, mùa xuân di qua rồi sau đó còn trở lại- “Xuân đi, xuân lại lại” nhưng tuổi xuân của con người thì chỉ một đi... để rồi “Ngày xanh mòn mỏi, mả hồng phôi pha” (Truyện Kiều) Do vậy mà thấy mùa xuân tươi đẹp trở về, đáng lê con người phải hớn hở, vui mừng thì lại chỉ thấy thêm ê chề, ngao ngán, bởi lẽ mỗi lần xuân về là một lần tuổi đời chồng chất thêm, tuổi xuân trôi dần đi hết mà bản thân mình thì vẫn một cái thân lẻ chiếc, thiếu thôn yêu thương, giả sử có tình yêu thì mình cũng chỉ được sẻ có một tí “Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Trong câu cuối cùng của bài thơ này, từng chữ đều thoáng ý ngậm ngùi ấm ức: tình thì chỉ có một mảnh vì phải sẻ chia đâu được tròn đầy, nguyên vẹn khác chi ánh trăng khuyết xế trong một câu thơ trước. San sẻ chứ không phải trọn hưởng mà lại chua xót thay chỉ được san sẻ có một chút xíu thôi: tí con con. Đã con con là rất nhỏ rồi mà còn có từ tí nghĩa là cực nhỏ. Mấy từ tí con con cực tả nỗi niềm chua xót ngán ngẩm của nhà thơ.
4. Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương?
Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng làm tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, với nhiều người có thể không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí phó mặc, buông xuôi. Thế nhưng, Xuân Hương không thế. Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của con tạo. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Tóm lại, Tự tình là lời tự than thân nói lên tự đáy lòng của một phụ nữ lỡ muộn một mình trong đêm khuya muốn mượn rượu nhờ trăng để giải sầu nhưng lại càng thêm cám cảnh cho phận cô độc trơ trụi của mình. Càng thao thức, trở trăn càng buồn tủi. Càng buồn tủi càng khao khát được sông trong hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy. Thế nhưng thực tại nặng nề chua chát cứ vây bủa lấy khiến “cái hồng nhan” phải “trơ” ra như hóa đá trước cảnh vật, trước mọi người. Nổi bật lên trong bài thơ là một sức sống mãnh liệt và tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.
Người đọc dễ dàng đồng cảm với lòng khao khát được trân trọng, yêu thương, khao khát được hưởng hạnh phúc tình yêu của nhà thơ nói riêng và của người phụ nữ xưa nay nói chung.
Hướng dẫn giải
Câu 1:Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?
Chùm thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương gồm ba bài là sự phản ánh đặc sắc tâm tư tình cảm của nhà thơ, một người phụ nữ duyên phận hẩm hiu: lỡ thì, quá lứa.
Nhà thơ Xuân Diệu trong bài Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm cho rằng bộ ba bài thơ trữ tình này cùng với bài Khóc vua Quang Trung của công chúa Ngọc Hân làm thành một khóm riêng biệt, là tiêng lòng chân thật của người đàn bà tự nói về tình cảm của mình trong văn học cổ điên Việt Nam, nó khác với Chỉnh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm hay thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
Đây là một cảnh trong đêm khuya, người đàn bà một mình không ngủ, năo nuột một cái thân lẻ chiếc, thiếu thốn yêu đương, xuân có trở về mà tình yêu thì mình chỉ được sẻ có một tí.
Hai câu mở đầu bài thơ là một cảnh ngộ, một tâm trạng tê tái:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Đúng là: "Khai môn kiến sơn” (Mở cửa ra thấy núi). Câu đầu gây cảm giác lặng buồn dù có khua lên hồi trống canh “văng vẳng”. Âm thanh uvăng vẳng” của tiếng trống từ một chòi canh xa đưa lại, không những như thúc giục thời gian trôi qua nhanh mà còn báo hiệu sự vắng lặng và buồn bã. Tiếng trông đồn canh vẫn gợi buồn. Ngay trong bài Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan: "Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn” tuy chỉ vẳng lại lúc “chiều hôm” chớ chưa phải là lúc “đêm khuya” vậy mà lòng người đọc còn thấm thìa nỗi buồn.
Chính trong bối cảnh ấy đã hiện ra con người của nhà thơ cô độc, trơ trọi:
Trơ cái hồng nhan với nước non
Hồng nhan là sắc mặt hồng, cách hoán dụ chi người phụ nữ đẹp: chữ cái nhằm cụ thể hóa đối tượng diễn tả. “Trơ” là lì ra, trơ ra như mất cả cảm giác. "Nước non” chỉ cả thế giới tự nhiên và xã hội. Các yếu tố ấy cùng thể hiện một tâm trạng cô đơn, quạnh quẽ rất mực của con người trong một không gian rộng lớn. Vì lắm nỗi đau buồn, nét mặt con người như trơ ra trước cảnh vật, trước mọi người tưởng như hóa đá, không còn cảm giác gì nữa. Người đọc tưởng như nghe được từ hai câu thơ ấy cả những tiếng thở dài ngao ngán, tủi hổ Vjề duyên phận hẩm hiu của người phụ nữ đa tài, đa tình ấy.
Tiếp theo là hai câu thực:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xể khuyết chưa tròn.
Giữa đêm khuya, nhà thơ cảm thấy trống vắng cô đơn. Để quên đi nỗi buồn trơ trọi này, bà đã nhờ đến rượu mượn chút hương nồng. Nhưng càng uống, bà càng tỉnh ra. Ngước lên ngắm trảng thì trông đã xế bóng mà chưa lức nào tròn. Bà cùng cám cảnh cho phận minh. Nghệ thuật đối trong hai câu thơ này thật tài tình, đăng đối, hô ứng nhau, cùng nhau làm nổi bật lên thân phận của một khách hồng nhan bạc mệnh tài hoa, nhan sắc mà phải chịu cảnh dang dở, cô đơn.
Tủi buồn cho duyên phận mình, người phụ nữ đã trải qua biết bao đêm dài thao thức mong đợi, ước mơ. Nhưng ngày tháng cứ vô tình chồng chất thêm hy vọng, đợi chờ, khao khát. Nhưng hạnh phúc vẫn mù tăm. Biết đến khi nào vầng trăng mới tròn như biết bao tháng ngày đã mơ ước. Càng cô đơn, càng mong đợi mà càng mong đợi thì đau buồn càng lắng đọng thêm. Đó chính là bi kịch của người phụ nữ có'duyên phận hẩm hiu.
Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn "khuyết chưa tròn". Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên. Cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.
Câu 2. Hình tượng thiên nhiên trong câu 5 và 6 góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?
Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận dường như cũng mang cả nỗi niềm phẫn uất của con người:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Hai câu thơ hai hình ảnh mãnh liệt nêu bật một sự phản kháng dữ dội. “Rêu từng đám” tuy bé nhỏ, mềm yếu mà cũng dám “Xiên ngang mặt đất”. “Đá mấy hòn” thôi mà cũng “đâm toạc chân mây”.
Hơn ai hết, nhà thơ vốn là người tự tin và yêu đời rất mực. Nhìn rêu đá, bà cũng thấy chúng hoạt động mạnh mẽ, mang một sức sống đặc biệt nhưng cũng nhỏ bé và xa xôi quá. Hai câu thơ thể hiện rõ nét bản sắc, phong cách của Hồ Xuân Hương: bà luôn luôn cảm nhận sự vật dưới một cái nhìn mạnh mẽ hàm chứa một sức sông mãnh liệt dạt dào. Do đó mà cả rêu bé nhỏ, cả đá vô tri cũng tung hoành “xiên ngang”, “đảm toạc”. Dù phải trải qua nhiều bi kịch nhưng bà vẫn cố gắng gượng với đời. Phản ứng của bà tuy mạnh mẽ và dữ dội nhưng thực tại vẫn đắng cay, chua chát. Phải sông trong một xẩ hội phong kiến trọng nam khinh nữ, xẹm phụ nữ là hạ đẳng, chẳng chút gì trân trọng yêu thương thì bà phải lâm vào cảnh ngộ “lạnh lùng” chua xót là điều tất yếu. Thấm thìa nỗi buồn đau riêng ấy của mình, nhà thơ muôn cất lên tiếng nói nhằm đấu tranh cho nữ giới, mọi chị em đều được sông, được yêu thương, được một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng việc ấy đâu phải dễ dàng. Bởi ngay chính bà, vẫn phải đang gánh chịu một duyên phận hẩm hiu.
Câu 3: Hai câu thơ kết nói lên tâm trạng gì của tác giả?
Hai câu kết là tâm trạng chán chường, buồn
Ngán nỗi xuân di xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Từ xuân ở đây ngoài ý chỉ mùa xuân còn hàm ý chỉ tuổi trẻ, tuổi xuân Theo nhịp tuần hoàn của trời đất, mùa xuân di qua rồi sau đó còn trở lại- “Xuân đi, xuân lại lại” nhưng tuổi xuân của con người thì chỉ một đi... để rồi “Ngày xanh mòn mỏi, mả hồng phôi pha” (Truyện Kiều) Do vậy mà thấy mùa xuân tươi đẹp trở về, đáng lê con người phải hớn hở, vui mừng thì lại chỉ thấy thêm ê chề, ngao ngán, bởi lẽ mỗi lần xuân về là một lần tuổi đời chồng chất thêm, tuổi xuân trôi dần đi hết mà bản thân mình thì vẫn một cái thân lẻ chiếc, thiếu thôn yêu thương, giả sử có tình yêu thì mình cũng chỉ được sẻ có một tí “Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Trong câu cuối cùng của bài thơ này, từng chữ đều thoáng ý ngậm ngùi ấm ức: tình thì chỉ có một mảnh vì phải sẻ chia đâu được tròn đầy, nguyên vẹn khác chi ánh trăng khuyết xế trong một câu thơ trước. San sẻ chứ không phải trọn hưởng mà lại chua xót thay chỉ được san sẻ có một chút xíu thôi: tí con con. Đã con con là rất nhỏ rồi mà còn có từ tí nghĩa là cực nhỏ. Mấy từ tí con con cực tả nỗi niềm chua xót ngán ngẩm của nhà thơ.
4. Bài thơ vừa nói lên bi kịch vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương?
Bi kịch trong bài thơ là bi kịch của tuổi xuân, của duyên phận. Xuân đi rồi xuân đến, thời gian của thiên nhiên, của trời đất cứ tuần hoàn mà tuổi xuân của con người cứ mãi qua đi không trở lại. Trong hoàn cảnh ấy, sự nhỡ nhàng, sự dở dang của duyên tình càng làm tăng thêm sự xót xa. Rơi vào hoàn cảnh ấy, với nhiều người có thể không tránh khỏi sự tuyệt vọng, thậm chí phó mặc, buông xuôi. Thế nhưng, Xuân Hương không thế. Trước sự trớ trêu của số phận, người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc vẫn muốn cưỡng lại sự nghiệt ngã của con tạo. Sự phản kháng và khát khao ấy ở Hồ Xuân Hương làm nên ý nghĩa nhân văn sâu sắc cho tác phẩm.
Tóm lại, Tự tình là lời tự than thân nói lên tự đáy lòng của một phụ nữ lỡ muộn một mình trong đêm khuya muốn mượn rượu nhờ trăng để giải sầu nhưng lại càng thêm cám cảnh cho phận cô độc trơ trụi của mình. Càng thao thức, trở trăn càng buồn tủi. Càng buồn tủi càng khao khát được sông trong hạnh phúc trọn vẹn đủ đầy. Thế nhưng thực tại nặng nề chua chát cứ vây bủa lấy khiến “cái hồng nhan” phải “trơ” ra như hóa đá trước cảnh vật, trước mọi người. Nổi bật lên trong bài thơ là một sức sống mãnh liệt và tấm lòng yêu cuộc sống thật thiết tha.
Người đọc dễ dàng đồng cảm với lòng khao khát được trân trọng, yêu thương, khao khát được hưởng hạnh phúc tình yêu của nhà thơ nói riêng và của người phụ nữ xưa nay nói chung.
Gửi 6 năm trước