A là dung dịch HCl B là dung...

Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon A là dung dịch HCl, ...

0
Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon
A là dung dịch HCl, B là dung dịch NaOH. Người ta làm thí nghiệm sau: – Thí nghiệm 1: Cho 150ml dung dịch A vào 100ml dung dịch B được một dung dịch có tính kiềm có nồng độ 0,1M – Thí nghiệm 2: Cho 350ml dung dịch A vào 150ml dung dịch B được một dung dịch có tính ãit có nồng độ 0,05M. Tính nồng độ của A, B

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0
Đặt a, b lần lượt là nồng độ của A, B. TN1: nHCl = 0,15a và nNaOH = 0,1b Dung dịch thu được có thể tích 0,25 lít, có tính kiềm nên NaOH còn dư. HCl + NaOH —> NaCl + H2O 0,15a…..0,15a —> nNaOH dư = 0,1b – 0,15a = 0,1.0,25 (1) TN2: nHCl = 0,35a và nNaOH = 0,15b Dung dịch thu được có thể tích 0,5 lít, có tính axit nên HCl còn dư. HCl + NaOH —> NaCl + H2O 0,15b….0,15b —> nHCl dư = 0,35a – 0,15b = 0,05.0,5 (2) (1)(2) —> a = 0,5 và b = 1

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP