Hỗn hợp H gồm 3 peptit X Y...

Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon Hỗn hợp H gồm 3 pept...

0
Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon
Hỗn hợp H gồm 3 peptit X, Y, Z (có phân tử khối tăng dần, đều được cấu tạo từ Gly, Ala, Val, Y hơn X một liên kết peptit, số liên kết peptit của Z bằng tổng số liên kết peptit của X và Y). Đốt cháy hoàn toàn m gam H thì cần dùng 81,48 lít O2 (đktc) và thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 175,39 gam. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,115 mol H trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thì thu được 54,075 gam chất rắn khan sau phản ứng. Biết số mol X gấp 1,5 lần số mol Z. % Khối lượng của Y trong H gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 37. B. 28. C. 35. D. 41.

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0
Bảo toàn khối lượng cho phản ứng thủy phân —> mH = 36,145 —> MH = 7229/23 Quy đổi m gam H thành C2H3ON (a), CH2 (b) và H2O (c) nO2 = 2,25a + 1,5b = 3,6375 mCO2 + mH2O = 44(2a + b) + 18(1,5a + b + c) = 175,39 nH = c = (57a + 14b + 18c).23/7229 —> a = 0,95; b = 1; c = 0,23 MH = 7229/23 —> X là Gly-Ala-Val hoặc (Gly)2(Ala)(Val) TH1: X là Gly-Ala-Val (x mol) —> Y là tetrapeptit (y mol) và Z là hexapeptit (z mol) nH = x + y + z = 0,23 nN = 3x + 4y + 6z = 0,95 và x = 1,5z —> x = 0,09; y = 0,08 và z = 0,06 Đặt n, m là số C của Y và Z —> nC = 0,09.10 + 0,08n + 0,06m = 2a + b —> 4n + 3m = 100 Vì n chỉ lấy các giá trị 12, 13, 15 và 16 ≤ m ≤ 25 nên n = 13 và m = 16 là nghiệm duy nhất. Vậy Y là (Gly)(Ala)2(Val) (0,08 mol) mH = 0,23.7229/23 = 72,29 —> %Y = 34,97% TH2: X là (Gly)2(Ala)(Val) Làm tương tự như trên, nghiệm âm nên loại.

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP