1. Đọc Tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.
Bài thơ Xuất dương lưu biệt đúng là thơ để nói cái chí của mình (Thi dĩ ngôn chí), một khúc tráng ca thể hiện rất rõ vẻ đep trong tư thế, trong nghĩ suy cao cả, mới mẻ và sự quyết tâm hăm hở ra đi tìm đường cứu nước của nhà thơ, nhà cách mạng lớn Phan Bội Châu.
Bài Thơ sáng tác năm 1905, đất nước ta đang ở trong một hoàn cảnh tăm tối mịt mờ. Các cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp hầu như tan rã cả. Thực dân Pháp đã làm chủ tình thế, đặt ách đô hộ lên đầu lên cổ nhân dân ta. Thế nhưng trong một bộ phận những người trí thức dân tộc, ý chí cứu nước vẫn tiềm tàng sôi sục. Có điều, vấn đề đặt ra lúc bấy giờ là phải cứu nước bằng con đường nào? Người ta đón nhận những tư tưởng mới từ phương Tây, người ta say sưa trước những thành tích duy tân của Trung Hoa, Nhật Bản và sôi sục ước mơ cái viễn cảnh đất nước. Phan Bội Châu cùng Tiểu La Nguyễn Thành sáng lập Hội Duy Tân, rồi lên đường sang Nhật Bản, mở đầu phong trào Đông Du trong niềm say mề lí tưởng đó, mang nặng trên vai một sứ mạng lịch sử: khôi phục lại đất nước, tái tạo giang sơn.
2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
a. Ngay ở đầu bài thơ, hai câu đề có giá trị như là tuyên ngôn về chí làm trai:
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
(Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời)
Chí làm trai là một lí tưởng nhân sinh thời phong kiến. Cái phần tích cực, cái tráng khí hùng tâm của chí làm trai đã từng làm cho không ít người lập nên công tích ở đời. Thời trước, chí làm trai không mấy khi tách khỏi cái kì vọng công danh. Nếu Phạm Ngũ Lão nghĩ suy: Công danh nam tử còn vương nợ (Thuật hoài) thì Nguyễn Công Trứ cũng trăn trở: Không công danh thà nát với cỏ cây(Chí làm trai). Nhà thơ họ Nguyễn còn gắn chí làm trai với nợ tang bồng: Chí làm trai nam bắc tây đông, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể(Chí làm trai)...
Ở đây, Phan Bội Châu cũng nghĩ tới chí làm trai. Theo nhà thơ, đã làm trai thì phải làm nên chuyện lạ ở đời:
Làm trai phải lạ ở trên đời.
Chuyện lạ ấy nhất định không phải là công danh cũng không phải là nợ tang bồng. Chuyện lạ ở bài thơ này chính là voay chuyển trời - đất, lấp bể dời non:
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Không thể sống thụ động, câu thơ là một câu hỏi tu từ, khẳng định một tư thế, một tâm thế tuyệt đẹp của nhà cách mạng trong buổi lên đường, tự tin vào tài năng của mình muốn làm một sự nghiệp to lớn giữa lúc non sông đắm chìm trong cảnh nô lệ lầm than.
b.Hai câu thực tiếp đó là ý thức tự khẳng định mình, cái tôi trách nhiệm với thời đại mình đang sống:
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
(Trong khoảng trăm năm cần cố tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?)
Hai câu thơ, câu đầu nói giọng khẳng định, cầu sau là nghi vấn, nhung thực chất cũng là khẳng định. Chí làm trai ở đây gắn liền với nhận thức về sự hiện hữu của cái tôi, cái tôi trách nhiệm và ý muốn sống hữu ích, muôn lưudanh với hậu thế. Theo Nguyễn Đinh Chú: “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có được mịt ý thức về cải tôi như thế, quả là cứng cỏi, là đẹp vô cùng, cũng như có được một ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứu nước quả là cận thiết, là cao cả vô cùng”.
Rất đỗi tự hào về trách nhiệm, vai trò của mình trong cuộc đời, “trong khoảng trăm năm”, và hơn thế nữa, trong “sau này muôn thuở”, nhà thơ nêu câu hỏi “Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”. Chẳng lẽ ngàn năm sau lại không có ai để lại tên tuổi mình ư? Thoạt nghe là tự hỏi minh, nhưng thật ra cũng là hỏi tất cả mọi người. Không chỉ hỏi thôi đâu mà chính là giục giã mọi người hành động.
c.Hai câu luận tiếp đó là quan niệm của nhà thơ về lẽ sống trong cảnh đất nước lầm than, nô lệ:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si! (Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!)
Với thủ pháp nhân hóa “Giang sơn tử hĩ”, “Non sông đã chết” nhà thơ đề cập một cách thông thiết, đầy xúc động về thực tại đau thương của đất nước ta, nhân dân ta đang bị bọn thực dân Pháp thống trị lúc bấy giờ. Cách nói này vừa khẳng định dứt khoát, vừa chứa đựng cả một nỗi căm tức khôn nguôi của một con người, một tấm lồng sục sôi, nóng bỏng, không cam chịu cúi đầu trước cái nhục mất nước. Đối với nhà thơ lúc này, mọi sách vở giáo điều đều là vô ích:
d.Hai câu kết khép lại bài thơ là một tư thế hăm hở hào hùng cỏa người ra đi trong buổi lên đường:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Nghĩa là:
Mong đuổi theo ngọn gió dài để đi qua biển Đông Ngàn đợt sống bạc cùng bay lên.
Mượn hình ảnh những ngọn gió dài (trường phong) và ngàn đạt sóng bạc cùng bay lên” vừa thơ mộng vừa hùng tráng, đầy hào khí, Phan Bội Châu đã thể hiện cái hùng tâm tráng khí của mình và đặc biệt là sự khao khát ra đi đến cháy bỏng tâm hồn của nhà thơ. Người đọc tưởng như nhà thơ đang “cưỡi gió, đạp sóng” hay đang hóa thân chim bằng vút cánh qua “sóng gió biển khơi” giữa “cao rộng đất trời”... bay lên cùng muôn trùng sóng bạc tới chân trời mới, tới thắng lợi.
3. Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?
câu 6 và 8 là khát vọng và tư thế buổi lên đường:
Muốn vượt bể Động theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Nguyên văn lời dịch nghĩa từ nguyên tác là:
Mong đuổi theo ngọn gió dài di qua biển Đông
Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.
Đó là một hình ảnh thơ thật đẹp, thật hùng tráng thể hiện tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước của tác giả. Sắp 'vượt bể Đong", nhưng hùng tâm tráng khí của ông dû nhìn "muồn trùng sóng bạc" không phải là những cách ngăn trở ngại đáng e dè mà như một yếu tố kích thích. Ngàn đợt sóng bạc ấy sẽ cùng bay lên với nhà thơ.
4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
Xuất dương lưu biệt là lời kêu gọi lên đường, kêu gọi hành động hết mình vì tổ quốc. Chỉ 56 chữ mà bài thơ chứa đựng một nội dung tư tưởng phong phú và lớn lao, thể hiện rất rõ tâm thố và tư thế tuyệt đẹp của người anh hùng trong buổi lên đường tìm phương cứu nước. Gần một thế kỉ đă trôi qua, Xuất dương lưu biệt vẫn là lời nhấc nhở mọi người về một tấm gương nhiệt tình cứu nước sôi sục tuôn trào.
Giọng điệu riêng của bài thơ này là giọng điệu tâm huyết tuôn trào với ước mơ, khát vọng cháy bỏng. Đó là những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn hào hùng .
Hướng dẫn giải
1. Đọc Tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.
Bài thơ Xuất dương lưu biệt đúng là thơ để nói cái chí của mình (Thi dĩ ngôn chí), một khúc tráng ca thể hiện rất rõ vẻ đep trong tư thế, trong nghĩ suy cao cả, mới mẻ và sự quyết tâm hăm hở ra đi tìm đường cứu nước của nhà thơ, nhà cách mạng lớn Phan Bội Châu.
Bài Thơ sáng tác năm 1905, đất nước ta đang ở trong một hoàn cảnh tăm tối mịt mờ. Các cuộc đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp hầu như tan rã cả. Thực dân Pháp đã làm chủ tình thế, đặt ách đô hộ lên đầu lên cổ nhân dân ta. Thế nhưng trong một bộ phận những người trí thức dân tộc, ý chí cứu nước vẫn tiềm tàng sôi sục. Có điều, vấn đề đặt ra lúc bấy giờ là phải cứu nước bằng con đường nào? Người ta đón nhận những tư tưởng mới từ phương Tây, người ta say sưa trước những thành tích duy tân của Trung Hoa, Nhật Bản và sôi sục ước mơ cái viễn cảnh đất nước. Phan Bội Châu cùng Tiểu La Nguyễn Thành sáng lập Hội Duy Tân, rồi lên đường sang Nhật Bản, mở đầu phong trào Đông Du trong niềm say mề lí tưởng đó, mang nặng trên vai một sứ mạng lịch sử: khôi phục lại đất nước, tái tạo giang sơn.
2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
a. Ngay ở đầu bài thơ, hai câu đề có giá trị như là tuyên ngôn về chí làm trai:
Sinh vi nam tử yếu hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.
(Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời)
Chí làm trai là một lí tưởng nhân sinh thời phong kiến. Cái phần tích cực, cái tráng khí hùng tâm của chí làm trai đã từng làm cho không ít người lập nên công tích ở đời. Thời trước, chí làm trai không mấy khi tách khỏi cái kì vọng công danh. Nếu Phạm Ngũ Lão nghĩ suy: Công danh nam tử còn vương nợ (Thuật hoài) thì Nguyễn Công Trứ cũng trăn trở: Không công danh thà nát với cỏ cây (Chí làm trai). Nhà thơ họ Nguyễn còn gắn chí làm trai với nợ tang bồng: Chí làm trai nam bắc tây đông, cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể (Chí làm trai)...
Ở đây, Phan Bội Châu cũng nghĩ tới chí làm trai. Theo nhà thơ, đã làm trai thì phải làm nên chuyện lạ ở đời:
Làm trai phải lạ ở trên đời.
Chuyện lạ ấy nhất định không phải là công danh cũng không phải là nợ tang bồng. Chuyện lạ ở bài thơ này chính là voay chuyển trời - đất, lấp bể dời non:
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Không thể sống thụ động, câu thơ là một câu hỏi tu từ, khẳng định một tư thế, một tâm thế tuyệt đẹp của nhà cách mạng trong buổi lên đường, tự tin vào tài năng của mình muốn làm một sự nghiệp to lớn giữa lúc non sông đắm chìm trong cảnh nô lệ lầm than.
b.Hai câu thực tiếp đó là ý thức tự khẳng định mình, cái tôi trách nhiệm với thời đại mình đang sống:
Ư bách niên trung tu hữu ngã,
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.
(Trong khoảng trăm năm cần cố tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai?)
Hai câu thơ, câu đầu nói giọng khẳng định, cầu sau là nghi vấn, nhung thực chất cũng là khẳng định. Chí làm trai ở đây gắn liền với nhận thức về sự hiện hữu của cái tôi, cái tôi trách nhiệm và ý muốn sống hữu ích, muôn lưu danh với hậu thế. Theo Nguyễn Đinh Chú: “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có được mịt ý thức về cải tôi như thế, quả là cứng cỏi, là đẹp vô cùng, cũng như có được một ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứu nước quả là cận thiết, là cao cả vô cùng”.
Rất đỗi tự hào về trách nhiệm, vai trò của mình trong cuộc đời, “trong khoảng trăm năm”, và hơn thế nữa, trong “sau này muôn thuở”, nhà thơ nêu câu hỏi “Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy”. Chẳng lẽ ngàn năm sau lại không có ai để lại tên tuổi mình ư? Thoạt nghe là tự hỏi minh, nhưng thật ra cũng là hỏi tất cả mọi người. Không chỉ hỏi thôi đâu mà chính là giục giã mọi người hành động.
c.Hai câu luận tiếp đó là quan niệm của nhà thơ về lẽ sống trong cảnh đất nước lầm than, nô lệ:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si! (Non sông đã chết, sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!)
Với thủ pháp nhân hóa “Giang sơn tử hĩ”, “Non sông đã chết” nhà thơ đề cập một cách thông thiết, đầy xúc động về thực tại đau thương của đất nước ta, nhân dân ta đang bị bọn thực dân Pháp thống trị lúc bấy giờ. Cách nói này vừa khẳng định dứt khoát, vừa chứa đựng cả một nỗi căm tức khôn nguôi của một con người, một tấm lồng sục sôi, nóng bỏng, không cam chịu cúi đầu trước cái nhục mất nước. Đối với nhà thơ lúc này, mọi sách vở giáo điều đều là vô ích:
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!
Giọng điệu trang nghiêm, câu thơ ngắn gọn với ý tưởng sâu xa đầy táo bạo.
d.Hai câu kết khép lại bài thơ là một tư thế hăm hở hào hùng cỏa người ra đi trong buổi lên đường:
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Nghĩa là:
Mong đuổi theo ngọn gió dài để đi qua biển Đông Ngàn đợt sống bạc cùng bay lên.
Mượn hình ảnh những ngọn gió dài (trường phong) và ngàn đạt sóng bạc cùng bay lên” vừa thơ mộng vừa hùng tráng, đầy hào khí, Phan Bội Châu đã thể hiện cái hùng tâm tráng khí của mình và đặc biệt là sự khao khát ra đi đến cháy bỏng tâm hồn của nhà thơ. Người đọc tưởng như nhà thơ đang “cưỡi gió, đạp sóng” hay đang hóa thân chim bằng vút cánh qua “sóng gió biển khơi” giữa “cao rộng đất trời”... bay lên cùng muôn trùng sóng bạc tới chân trời mới, tới thắng lợi.
3. Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?
câu 6 và 8 là khát vọng và tư thế buổi lên đường:
Muốn vượt bể Động theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Nguyên văn lời dịch nghĩa từ nguyên tác là:
Mong đuổi theo ngọn gió dài di qua biển Đông
Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.
Đó là một hình ảnh thơ thật đẹp, thật hùng tráng thể hiện tư thế hăm hở ra đi tìm đường cứu nước của tác giả. Sắp 'vượt bể Đong", nhưng hùng tâm tráng khí của ông dû nhìn "muồn trùng sóng bạc" không phải là những cách ngăn trở ngại đáng e dè mà như một yếu tố kích thích. Ngàn đợt sóng bạc ấy sẽ cùng bay lên với nhà thơ.
4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
Gửi 6 năm trước