Chia m gam dung dịch X gồm R2CO3...

Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon Chia m gam dung dịch...

0
Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon
Chia m gam dung dịch X gồm R2CO3 và MHCO3 thành hai phần bằng nhau: Cho từ từ 200ml dung dịch HCl 1M vào phần 1 thì thấy thoát ra 896 ml khí. Cho từ từ phần 2 vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 1,2 M và KHSO4 0,8 M thì thu được dung dịch Z và 2,688 lít khí. Cho tiếp V ml dung dịch T gồm BaCl2 2 M và KOH 0,1 M vào dung dịch Z thì thấy xuất hiện 36,37 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của V là A. 50. B. 150. C. 80. D. 100.

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0
Mỗi phần chứa CO32- (a mol) và HCO3- (b mol) Phần 1: CO32- + H+ —> HCO3- a…………a…………..a HCO3- + H+ —> CO2 + H2O …………0,04……..0,04 —> nH+ = a + 0,04 = 0,2 —> a = 0,16 Phần 2: Đặt ka, kb là số mol CO32- và HCO3- đã phản ứng. nHCl = 0,12 và nKHSO4 = 0,08 CO32- + 2H+ —> CO2 + H2O ka………..2ka……….ka HCO3- + H+ —> CO2 + H2O kb………kb………….kb nH+ = 2ka + kb = 0,2 nCO2 = ka + kb = 0,12 —> ka = 0,08 và kb = 0,04 Dung dịch Z chứa CO32- dư (a – ka = 0,08 mol); HCO3- dư (b – kb = b – 0,04 mol); SO42- (0,08 mol) và các ion khác. Dung dịch T chứa Ba2+ (2x) và OH- (0,1x) Kết tủa gồm BaSO4 (0,08) —> BaCO3 (0,09) TH1: Nếu Ba2+ hết thì 2x = 0,08 + 0,09 —> nOH- = x = 0,085 —> V = 85 ml TH2: Nếu Ba2+ dư —> CO32- hết —> nHCO3- = 0,01 —> nOH- = 0,1x ≥ 0,01 —> x ≥ 0,1 —> V ≥ 100 ml

Gửi 6 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP