X Y Z là ba axit cacboxylic đơn...

Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon X, Y, Z là ba axit c...

0
Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bới X, Y, Z với một ancol no, ba chức mạch hở E. Hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T. Chia 74,7 gam hỗn hợp M thành 3 phần bắng nhau. Phần 1: Đem đốt cháy bằng lượng vừa đủ khí O2 thu được 25,76 lít CO2 (đktc) và 13,5 gam H2O. Phần 2: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,8 gam Ag. Phần 3: Cho phản ứng hết với 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng thu được dung dịch G. Cô cạn dung dịch G thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với : A. 25,10 B. 24,75 C. 27,35 D. 28,65

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0
Khối lượng mỗi phần là 24,9 gam. M có tráng gương nên X là HCOOH, vậy các axit đều no, đơn chức, mạch hở. Phần 1 —> nCO2 = 1,15 và nH2O = 0,75 X, Y, Z có k = 1 và T có k = 3 nên: nT = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,2 T = X + Y + Z + E – 3H2O Quy đổi M thành: CnH2nO2: a mol CmH2m+2O3: b mol H2O: -0,6 mol nCO2 = na + mb = 1,15 nH2O = na + b(m + 1) – 0,6 = 0,75 mM = a(14n + 32) + b(14m + 50) – 18.0,6 = 24,9 —> a = 0,3 và b = 0,2 nCO2 = 0,3n + 0,2m = 1,15 —> 6n + 4m = 23 Do n > 1 và m ≥ 3 nên n = 11/6 và m = 3 hoặc n = 7/6 và m = 4 Nếu n = 7/6 thì nHCOOH ≥ 0,25 (Dấu bằng xảy ra khi ta coi hỗn hợp chỉ có 2 axit HCOOH và CH3COOH) —> nAxit còn lại < 0,05 < nT: Vô lý, loại nghiệm này. Vậy n = 11/6 và m = 3 là nghiệm duy nhất. Phần 3 —> CnH2n-1O2Na (0,3) và NaOH dư (0,1) —> m rắn = 27,9 (Chú ý: Câu này sai đề do 3b > a)

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP