Bài 32. Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit - Bài 9 Trang 139 - Sách giáo khoa Hóa học 10 Support Exam24h Gửi 5 năm trước Hóa lớp 10
Hướng dẫn giải
a. Xác định công thức phân tử của A.
Vì A cháy tạo ra \(H_2O\) và \(SO_2\) nên A chứa H, S và có thể có oxi.
Gọi công thức tổng quát của A là: \(H_xS_yO_z\) (z có thể bằng 0).
Ta có: \(n_{H_2O}=\dfrac{1,08}{18}=0,06(mol) \Rightarrow m_H=0,06 \times 2=0,12(g)\)
Và \(n_{SO_2}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06(mol)\)
\(\Rightarrow m_S=0,06 \times 32=1,92(g)\)
\(\Rightarrow m_O=m_A-(m_H+m_S)=2,04-(0,12+1,92)=0\)
Do đó A không chứa oxi.
Công thức của A viết lại: \(H_xS_y\)
Ta có tỉ lệ: \(x:y=\dfrac{m_H}{1}:\dfrac{m_S}{32}=\dfrac{0,12}{1}: \dfrac{1,92}{32}=2:1\)
Vậy công thức của phân tử A là \(H_2S\)
b.
- Kết tủa vàng chính là lưu huỳnh.
- Phản ứng hóa học: \(3H_2S+H_2SO_4 \rightarrow 4S \downarrow +4H_2O\) (*)
Do \(H_2S\) có tính khử mạnh, nó khử \(H_2SO_4\) tạo S.
Ta có: \(n_{H_2S}=\dfrac{2,04}{34}=0,06(mol)\)
Từ (*) suy ra: \(n_S=0,06 \times \dfrac{4}{3}=0,08(mol)\)
Vậy: \(m_S=0,08 \times 32=2,56(g)\)
Gửi 5 năm trước