Có hai kim loại R và M mỗi...

Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon Có hai kim loại R và...

0
Chương 4: Đại cương về hóa hữu cơ và Hidrocacbon
Có hai kim loại R và M, mỗi kim loại chỉ có một hoá trị. Cho dòng khí CO dư đi qua ống sứ nung nóng chứa hỗn hợp A gồm hai oxit của hai kim loại trên đến khi phản ứng hoàn toàn thì còn lại chất rắn A1 trong ống và khí A2 đi ra khỏi ống. Dẫn khí A2 vào cốc đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được 2,955 gam kết tủa. Cho A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 10% vừa đủ thì không có khí thoát ra, còn lại 0,96 gam chất rắn không tan và tạo thành dung dịch A3 có nồng độ 11,243%. Thành phần % theo khối lượng của chất có phân tử khối lớn trong hỗn hợp A là (biết rằng khi hoà tan hết A vào dung dịch HCl thì nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch là bằng nhau) A. 60,8%. B. 39,2%. C. 16,48%. D. 83,52%.

1 Câu trả lời

Mới nhất Cũ nhất Phiếu bầu
0
A1 + H2SO4 không tạo khí và có chất rắn không tan nên A1 gồm R2On (không bị khử) và kim loại M (0,96 gam). R2On + nH2SO4 —> R2(SO4)n + nH2O a……………na………………a nH2SO4 = na —> mddH2SO4 = 980na —> mdd muối = 980na + a(2R + 16n) = a(2R + 996n) C%R2(SO4)n = a(2R + 96n) / a(2R + 996n) = 11,243% —> R = 9n —> n = 3, R = 27: R là Al Ba(OH)2 dư nên nCO2 = nBaCO3 = 0,015 M2Ox + xCO —> 2M + xCO2 ………………………0,03/x….0,015 —> M = 0,96x/0,03 = 32x —> x = 2 và M = 64: CuO A với HCl: nCuCl2 = nCu = 0,015 —> mAlCl3 = mCuCl2 = 2,025 —> nAlCl3 = 0,015168 —> nAl2O3 = 0,007584 A gồm Al2O3 (0,007584) và CuO (0,015) —> %Al2O3 = 39,20%

Gửi 5 năm trước

Thêm bình luận

Câu trả lời của bạn

ĐĂNG NHẬP